Kiến nghị với các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội. (Trang 78 - 80)

- Nhà nước cần giảm sự can thiệp vào hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Trước mắt, các ngân hàng thương mại cần được độc lập trong hoach định và thực thi chiến lược kinh doanh, biện pháp kinh doanh, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình theo pháp luật. Các cơ qua Nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các NHTM, xóa bỏ các hình thức bao cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh.

- Bên cạnh đó, Nhà nước nên tạo điều kiện hướng các ngân hàng phục vụ mục tiêu chung một cách tự nhiên như là hệ quả tất yếu của kinh doanh, sao cho khi NHTM cố gắng đạt được hiệu quả kinh tế cho bản thân thì đồng thời cũng mang lại hiệu quả cho toàn xã hội. Trong trường hợp cần thực hiện một số mục tiêu xã hội lớn như xóa nợ hoặc cho vay ưu đãi với các vùng bị thiên tai…, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các NHTM không phải chịu khó khăn về tài chính phát sinh, tách biệt rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh sinh lời và nghĩa vụ thực hiện những chính sách xã hội của ngân hàng. Việc Chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các TCKT thực hiện bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh là một bước đi hợp lí để hỗ trợ cho nền kinh tế, kích thích thị trường tài chính.

- Chính phủ và các cơ quan liên quan cần tăng cường quản lí các doanh nghiệp. Chính phủ cần xem xét kỹ trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép. Cần yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán các báo cáo tài chính định kỳ, là cơ sở để đánh giá tình hình, chất lượng, doanh số hoạt động của doanh nghiệp, giúp ngân

hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp khi đến vay, đảm bảo an toàn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu và phát triển trên thế giới trong nhiều năm qua, tuy nhiên ở Việt nam vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và phổ biến sâu rộng. Về mặt lý thuyết, các nội dung về rủi ro tín dụng chưa được giảng dạy phổ biến cho sinh viên, các sách tham khảo về nội dung này còn hiếm và chủ yếu được dịch từ các tài liệu nước ngoài. Tuy các công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đã được thực hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và giải quyết được tính cấp bách của vấn đề.

Về mặt thực tiễn, có rất ít các văn bản pháp qui hướng dẫn, qui định về các hoạt động trong lĩnh vực này và các văn bản đã có không bao quát được toàn bộ các nội dung của vấn đề. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí, hạn chế rủi ro tín dụng từ phía môi trường kinh tế, khách hàng, hệ thống thông tin và bản thân năng lực của các ngân hàng.

Với đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội” , chuyên đề đã đề cập đến những vấn đề chính sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động của ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh HDB Hà Nội và thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội: những khó khăn tiềm ẩn và những hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục.

- Một số giải pháp và những kiến nghị với các cơ quan liên quan để hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội.

Rủi ro tín dụng là một vấn đề phức tạp và đa dạng, với trình độ nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy cô và các cán bộ trong ngân hàng HDB sẽ chỉ ra các thiếu sót và giúp em hoàn thiện đề tài này.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội. (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w