Hoạt động tín dụng tại HDB Hà Nội

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội. (Trang 35 - 37)

 Hoạt động cho vay:

Bảng 2.1.CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008 S T T Chỉ tiêu Năm 2006 (6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % 1. Vay CK GTCG 75,764 57,16 1,510,932 66.27 381,262 23.46 2. Vay bổ sung VLĐ 24,786 18.7 308,251 13.52 674,602 41.51 3 Vay XNK 14,103 10.64 199,724 8.76 261,163 16.07 4 Vay khác 17,894 13.5 261,056 11.45 308,130 18.96 Tổng dư nợ 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ chi nhánh HDB Hà Nội.

Bảng tổng hợp trên cho thấy những biến động đáng kể trong hoạt động cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2006-2007. Sau nửa cuối năm 2006 chi nhánh mới đi vào hoạt động với nhiều trở ngại, đến năm 2007 tổng dư nợ tại chi nhánh đã tăng vọt lên 2,279,964 triệu đồng. Như vậy, chi nhánh đã rất nhanh chóng thích ứng với môi trường địa bàn và xây dựng được mối quan hệ khách hàng trong một thời gian ngắn. Thời gian này chi nhánh có thuận lợi từ phía môi trường kinh doanh, do năm 2007 là năm mà các hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà môi trường kinh doanh xấu đi thì chi nhánh lại không kịp điều chỉnh thích ứng, dẫn đến xu hướng giảm dư nợ đáng kể. Dư nợ năm 2008 còn 1,625,156 triệu đồng, giảm

Đặc điểm của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Hà Nội là trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, hoạt động cho vay chiết khấu chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất lớn so với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế thời gian hoạt động của chi nhánh là chưa lâu, bắt đầu từ tháng 6 năm 2008, hơn nữa chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Hà Nội. Điều này khiến cho chi nhánh bị hạn chế về nhiều mặt, bao gồm quan hệ khách hàng, uy tín, thông tin khách hàng,… Trong những điều kiện không thuận lợi đó, chi nhánh đã lựa chọn tập trung phát triển loại hình cho vay chiết khấu, vốn là loại hình cho vay khá an toàn để dần dần tạo chỗ đứng trên địa bàn, tạo dựng mối quan hệ mà vẫn hạn chế được rủi ro.Tuy nhiên, hướng đi này khiến cho ngân hàng bị hạn chế về khả năng đa dạng hóa sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng.

 Tình hình sử dụng vốn và đóng góp thu nhập của hoạt động tín dụng:

Trong năm 2007, các hoạt động chiếm dụng nguồn vốn chủ yếu tại HDB Hà Nội là dư nợ chiếm 51.33% tổng tài sản và đầu tư chứng khoán chiếm 25.44%. Trong khi đó, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,782 triệu, chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng thu nhập, trong đó thu lãi từ đầu tư chứng khoán là 87,776 triệu. Một hoạt động đáng chú ý đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh là hoạt động dịch vụ, đặc biệt là nghiệp vụ chiết khấu. Như đã phân tích, hoạt động chiết khấu của ngân hàng chiếm hơn 50% tổng dư nợ, do đó ngoài lãi suất còn đem lại phí hoa hồng đáng kể cho chi nhánh. Thu thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 32,060 triệu, chiếm tới 90% tổng thu của chi nhánh, trong đó thu từ nghiệp vụ chiết khấu chiếm tới hơn 90% tổng thu hoạt động dịch vụ.

Tuy nhiên, đến năm 2008, do hoạt động tín dụng thu hẹp và chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh tiêu cực, thu thuần từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể. Thu và chi cho lãi năm 2008 giảm nhẹ, khoảng 15%, tuy nhiên thu thuần từ hoạt động tín dụng cũng giảm. Năm 2008, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,098 triệu. Thu từ tín dụng giảm có một phần nguyên nhân từ việc thu hẹp hoạt động tín dụng của chi nhánh, cũng như tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng đáng kể. Ngoài ra, năm 2008 thu từ hoạt động dịch vụ cũng giảm đáng kể. Nhìn vào cơ cấu nợ

năm 2008, ta nhận thấy một thay đổi lớn trong cơ cấu nợ, tỷ trọng cho vay chiết khấu, một hoạt động mang lại nguồn thu phí cho ngân hàng giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w