Mẫu hình mệnh lệnh của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 65 - 66)

1. Xu hướng tương lai:

2.3. Mẫu hình mệnh lệnh của Việt Nam:

Như chúng tôi luôn nhấn mạnh, việc vận dụng cần sự sáng tạo và phù hợp. Khi Việt Nam muốn đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn cần suy xét thêm về một số khía cạnh, chứ không phải là “khắt khe” toàn bộ, tạo thêm áp lực cho các NHTM. Những khía cạnh đó bao gồm: Nâng cao nhận thức, Đánh giá đúng rủi ro và Duy trì tấm đệm thanh khoản an toàn.

¾ Nâng cao nhận thức

Những ngân hàng và những nhà cầm quyền đều cần phải phát triển một nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về những dạng rủi ro thanh khoản đa dạng có thể xảy ra. Điền này yêu cầu sự phân tích cẩn thận về những nguồn gốc rủi ro tiềm tàng luôn tồn tại cũng như về những rủi ro mới có thể xuất hiện dưới điều kiện thị trường xấu đi. Trong môi trường tài chính ngày nay, rủi ro thanh khoản không chỉ xuất phát từ sự hoán đổi kỳ hạn thanh toán giữa tiền gửi và các khoản cho vay nữa. Bên cạnh đó còn có những rủi ro tăng thêm, chẳng hạn như hoạt động ngoại bảng, hay là việc rút lại những phương tiện ủy nhiệm mở rộng đến các khách hàng doanh nghiệp. Rủi ro ngẫu nhiên cũng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những công cụ trao

đổi phức tạp như đã được Viện tài chính quốc tế (IIF) liệt kê chi tiết năm vừa qua. Tuy nhiên có nhiều áp lực tiềm tàng hơn trong hoạt động của thị trường vốn, chẳng hạn như rủi ro lưu thông vốn phát sinh khi ngân hàng bị ứ đọng những khoản nợ có đòn bẩy và những khoản cho vay “tồn kho” chờ chứng khoán hóa khi mà điều kiện thị trường không thuận lợi. Và các ngân hàng cũng bị lệ thuộc vào rủi ro khi những “khả

về họ, lấy một ví dụ, khi những chứng khoán được ký quỹ bằng bất động sản dưới chuẩn được hoàn trả lại cho người phát hành, họ sẽ nhận ra chúng đã bị vi phạm những tiêu chuẩn tín dụng chuẩn xác. Cuối cùng, các ngân hàng cũng nhạy cảm trước rủi ro sụt giảm tính thanh khoản thị trường, sự giảm giá của những tài sản ký quỹ

hay những nhu cầu dự trữ số dư. Những rủi ro này thực tế buộc các ngân hàng phải

gia tăng mức độ vốn căn bản hằng ngày.

¾ Đánh giá đúng rủi ro

Một khuyến nghị thiết thực là những tổ chức tài chính nên phát triển và áp dụng một chính sách tính phí cho rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống nội bộ. Cụ thể, các ngân hàng cần đảm bảo rằng những quyết định rủi ro của những nhân viên quan hệ khách hàng (Relationship Manager – RM) của mình sẽ định giá thích đáng rủi ro thanh khoản phát sinh từ những sản phẩm mới và những hoạt động kinh doanh mới. Tránh trường hợp, họ sáng tạo ra những sản phẩm mới hấp dẫn với những khoản lợi cao hơn nhưng không nhìn thấy những rủi ro tăng thêm luôn song hành, họ xem rủi ro như những món hàng “miễn phí”. Việc tìm kiếm khách hàng cần lâu dài, tránh vì những lợi ích trước mắt mà các ngân hàng định giá quá thấp rủi ro, điều đó sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả ngân hàng, khách hàng và toàn hệ thống tài chính.

¾ Duy trì tấm đệm thanh khoản an toàn

Một câu hỏi luôn bị bỏ ngỏ bấy lâu nay là “Làm thế nào nâng cao khả năng hồi phục của các tổ chức tài chính sau một cơn khủng hoảng thanh khoản?”. Để tìm câu trả lời trước tiên cần có một sự cân bằng giữa tính an toàn và tính hiệu quả. Nếu tấm đệm thanh khoản quá yếu, rủi ro hồi phục sự ổn định của hệ thống sẽ rất chậm, còn nếu quá cao, tính hiệu quả của các trung gian tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Đối với Việt Nam, đây là một khía cạnh cần có sự quy định rõ ràng và thận trọng, bởi nếu để các NHTM lựa chọn thì chắc chắn họ sẽ ưu tiên cho tính hiệu quả trong hoạt động của mình. Cuối cùng, kết hợp với những bài học phong phú về sự giám sát và điều hành của thế giới, chúng tôi xin đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể hơn tiếp sau đây.

3. Gợi ý về các nhóm giải pháp cho NHNN và các tổ chức tài chính:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)