Lịch sử các sự cố thanh khoản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 31 - 35)

Những ngân hàng thương mại đóng một vai trò then chốt trong nền kinh tế. Chúng hỗ trợ cho việc thanh toán và chuyển giao hàng hóa và dịch vụ được diễn ra thuận lợi, suông sẻ; cụ thể một hoạt động đặc trưng của ngân hàng chính là chúng gắn kết những người có tiền nhàn rỗi nhưng lại không có đủ thông tin chi tiết về ai có nhu cầu mượn (những khách hàng này nhìn chung họ mong muốn có thể rút lại tiền gửi tiết kiệm của mình sau một lời thông báo ngắn) với những người đi vay (những người thường mong muốn hoàn trả khoản nợ của mình sau một một khoảng thời gian dài hơn). Đây gọi là “sự hoán đổi kỳ hạn thanh toán”, chức năng này của các NHTM là thực sự cần thiết, vì nó cho phép những đồng vốn lưu thông được đầu tư một cách hiệu quả và từ đó hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng cũng chính từ việc cung cấp “sự hoán đổi kỳ hạn thanh toán” này mà các ngân hàng trở nên nhạy cảm hơn với rủi ro thanh khoản – rủi ro khi một ngân hàng không thể thực hiện cam kết với những người gửi tiền muốn rút lại vốn.

Các ngân hàng từ xưa đến nay căn cứ vào chi phí và lợi ích của mình, họ nhận ra rằng mục tiêu chủ yếu của việc quản lý rủi ro thanh khoản chính là sự duy trì và bảo vệ niềm tin của khách hàng. Thật vậy, một ngân hàng có thể được vốn hóa tốt và có nhiều lợi nhuận với một danh sách những khoản cho vay “ấn tượng”, nhưng nếu

những người gửi tiền đánh mất niềm tin vào khả năng ngân hàng này có thể hoàn trả vốn cho họ khi họ yêu cầu thì hậu quả của rủi ro thanh khoản có thể làm sụp đổ một định chế đang tồn tại chỉ trong tích tắc. Sau đó, một cuộc khủng hoảng thanh khoản rất khó có thể dừng lại được. Hơn nữa, rủi ro thanh khoản cũng có thể là một dịp để phơi bày những loại rủi ro khác, chẳng hạn nó hé mở những thông tin về những khoản lỗ to ngoài dự kiến trong kinh doanh, hoặc việc khám phá ra những hoạt động gian lận trong ngân hàng. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại những cơn khủng hoảng niềm tin tương tự như thế ở Việt Nam trong thời gian qua để lại những hậu quả gì?

¾ Trường hp ca Ngân hàng thương mi c phn Á châu (ACB) năm 2003

Được thành lập năm 1993, và được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín cao, hoạt động lành mạnh. Cũng trong tháng 10 năm 2003, ACB còn được Tổ chức Chất lượng châu á Thái bình dương (APQO) tiến hành trao giải thưởng chất lượng Châu á Thái bình dương hạng xuất sắc. Nhưng không ai ngờ cùng thời điểm đó, một sự kiện bất ngờ xảy ra, khiến cho ACB rơi vào tình huống cực kỳ căng thẳng và khó khăn.

- Đầu tháng 10/2003, một số kẻ xấu tung tin ông Phạm Văn Thiệt, tổng giám đốc ngân hàng ACB tham lạm công quỹ bỏ trốn và bị bắt. Thậm chí, có kẻ còn gọi điện trực tiếp đến nhiều khách hàng của ACB nói rằng ngân hàng này sắp phá sản. - Từ ngày 12/10 đến 14/10, lượng người kéo đến rút tiền tại ACB tăng vọt. Một hình ảnh chưa từng thấy, những chiếc xe tải liên tục đổ các bao tiền trước các chi nhánh ACB ở TP.HCM để chi trả cho các khách hàng.

- Trong ngày 14 và 15/10, cán bộ ngân hàng ACB phải làm việc cả ngày đến tận 20h30. Tổng số tiền chi trả trong hai ngày vượt con số 2000 tỷ VND.

- Ngày 14/10, ông Trần Ngọc Minh, giám đốc NHNN thành phố HCM đã chủ trì cuộc họp báo công bố chính thức bác bỏ tin đồn thất thiệt liên quan đến ACB.

- 17h30 ngày 14/10, thống đốc Lê Đức Thúy có mặt tại trụ sở ACB, thông báo về tin đồn thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng và đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền.

- 14/10, NHNN đã điều về ACB 500 tỷ VNĐ và 5,6 triệu USD. Ngày 15/10, NHNN tiếp tục điều thêm 450 tỷ VNĐ, Vietcombank điều thêm 3,5 triệu USD.

Thống đốc Lê Đức Thuý cũng quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ngân hàng Á châu 950 tỷ, thời hạn cho vay 60 ngày.

- Từ 15/10, số người rút tiền tại ACB đã giảm, đã có người gửi lại. - 16/10, sóng gió đối với ACB đã qua, mọi giao dịch trở lại bình thường. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, nếu sự cố này không giải quyết được thì hậu quả không biết sẽ đi đến đâu. Lúc đó không chỉ ACB mà cả hệ thống kinh tế tài chính - tiền tệ sẽ ''lãnh đủ''. Năm ngày để giải quyết một sự cố liên quan đến vấn đề thanh khoản như thế này là quá bị động nhưng cũng có thể hiểu được khi đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra hiện tượng “tin đồn” trong một lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng. Và ở những sự cố sau, chúng ta sẽ thấy rằng cả NHTW, các NHTM và người dân, những người gửi tiền ở ngân hàng đều hành xử một cách “thông minh” hơn.

¾ S c Ngân hàng thương mi c phn Phương Nam năm 2005

Đầu giờ sáng 22/7, khách hàng đến các phòng giao dịch của Ngân hàng cổ phần Phương Nam tại Hà Nội tăng vọt, sau khi tối hôm trước Đài Truyền hình Việt Nam phát bản tin về hoạt động cho vay không đúng đối tượng của đơn vị này. Tuy nhiên, nói chung tâm lý của khách hàng là bình tĩnh. Lượng khách kéo đến tuy đông nhưng chủ yếu là để hỏi han, thăm dò và chờ đợi tin tức mới còn việc rút tiền thì được họ cân nhắc một cách thận trọng hơn.

Sát cửa ra vào phòng giao dịch 115 Trần Hưng Đạo có kê thêm một chiếc bàn. Tại đây, đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có mặt để giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Bà Trần Hải Anh - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam cho biết: "Quỹ dự phòng dùng để bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng chúng tôi hiện nay là 30 tỉ đồng. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi cũng đủ khả năng để bù đắp rủi ro và không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền lợi nào của khách hàng". Sáng 22/7, Ngân hàng Phương Nam đã rút 53 tỉ đồng từ tài khoản của ngân hàng này tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội để đề phòng người dân đến rút tiền trước hạn với số lượng lớn. Tuy nhiên, đến cuối ngày 22/7, số tiền này chưa được sử dụng hết và dự kiến sẽ được gửi lại.

¾ Ri ro thanh khon NHTM c phn nông thôn Ninh Bình năm 2005

Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình có vốn điều lệ ban đầu 85 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại phố Lê Hồng Phong - Phường Vân Giang - Thị xã Ninh Bình. Hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt xảy ra vào ngày 13/07/2005. Số tiền rút ra đã lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến người dân hoang mang chính là do tin đồn Ngân hàng có liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Chi với khoản cho vay lên tới 10 triệu USD và bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Ngân hàng, đã bỏ trốn.

Ngay lập tức, NHNN tỉnh Ninh Bình đã có thông báo số 153/NHNN-NBI để gửi tới các khách hàng của Ngân hàng TMCP Nông thôn tỉnh Ninh Bình với nội dung ghi rõ "hoàn toàn không có chuyện ngân hàng này đã cho Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch (RUS-InvestTur) do Nguyễn Đức Chi làm Giám đốc vay 10 triệu USD để đầu tư dự án Rusalka Nha Trang.”

Bên cạnh đó còn có sự hậu thuẫn của phía Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Ông Bùi Khắc Sơn – Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng khẳng định, Bảo hiểm tiền gửi đã chủ động chuẩn bị đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả của ngân hàng này nếu có việc bất thường.

Cuối cùng nguyên nhân vụ việc trên cũng được làm sáng tỏ, đúng là Ngân hàng cổ phần thương mại Nông thôn Ninh Bình đã đồng ý cho Nguyễn Đức Chi vay 10 triệu USD, với thế chấp là dự án khu nghỉ mát cao cấp Rusalka. Nhưng do vụ án lừa đảo của Chi được phát hiện kịp thời nên việc giải ngân đã không xảy ra (nghĩa là Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình chưa cho Nguyễn Đức Chi vay tiền). Lý do là trước đó Chi đã dùng tài sản trên để vay một ngân hàng khác lấy 30 tỷ đồng.

* Lịch sử tóm tắt những sự cố khủng hoảng tính thanh khoản ở Việt Nam một lần nữa cho chúng ta thấy sự đồng nhất gần như tuyệt đối giữa hai khái niệm “rủi ro thanh khoản” và “rủi ro thanh khoản của ngân hàng”. Phần lớn nguồn gốc của những rủi ro này lại xuất phát từ những khủng hoảng về thông tin. Đây là một số đặc điểm cần lưu nhớ trong quá trình đi tìm những giải pháp riêng cho vấn đề thanh khoản của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính (Trang 31 - 35)