Năm 1997, IEEE đã phác thảo chuẩn 802.11 cho WLAN. Đến năm 1999, chuẩn 802.11b được phác thảo và được công nhận bởi mạng lưới công nghiệp.
Ưu điểm là tiết kiệm được chi phí thiết lập các đường mạng trong các tòa nhà và
chi phí bảo dưỡng, tiết kiệm thời gian, khả năng mở rộng và quản lý cao, tính linh động, tích hợp tốt với các máy tính đã có sẵn, chia sẻ tài nguyên.
Nhược điểm là tốc độ bị hạn chế bởi băng thông có sẵn, ổn định đường truyền phụ
thuộc nhiều vào các thiết bị phát sóng, tính bảo mật của hệ thống chưa cao, tần số cao thì tốc độ nhưng độ suy hao cũng tăng làm giảm khoảng cách.
Hình 7.1: Kiến trúc của WLAN
Dải tần sử dụng: các sản phẩm không dây sử dụng điều chế phổ trải rộng (DSSS và FHSS) hoạt động ở dải tần công nghiệp, khoa học và y tế (ISM)
- Dải 900MHz và 2,4GHz: ưu điểm là có khả năng xuyên qua chướng ngại vật và thu phát mạnh trong khoảng cách vài km
- Dải 3,5GHz: các thiết bị trong dải tần này trong một số trường hợp khá giống với
Chuẩn mạng WLAN
- Nhóm lớp vật lý:
-> chuẩn 802.11b: sử dụng kỹ thuật DSSS, có 14 kênh trên băng tần 2,4GHz, tốc độ tối đa là 11Mbps trên mỗi kênh. Nhược điểm là dải tần trùng với dải tần của nhiều thiết bị trong gia đình như lò vi sóng, điện thoại mẹ con…có thể bị nhiễu
-> Chuẩn 802.11a là nâng cấp của 802.11b, dải tần làm việc là 5MHz, công nghệ trải phổ OFDM, tốc độ dữ liệu tối đa 25Mbps tới 54Mbps
-> Chuẩn 802.11g làm việc ở dải tần 2,4GHz, tốc độ tối đa 54Mbps, kỹ thuật điều chế OFDM
- Nhóm lớp liên kết dữ liệu MAC
-> Chuẩn 802.11e,i bổ xung cho cả 802.11a,b,g: đối với 802.11e nhằm cung cấp các chức năng về chất lượng dịch vụ (voice, video, QoS rất cao). 802.11i nhằm cải thiện về mặt an ninh cho mạng không dây
-> 802.11n vẫn chưa ra mắt, tần số làm việc là 2,4GHz hoặc 5GHz, tốc độ dữ liệu 200Mbps lớn nhất là 540Mbps, phạm vi xấp xỉ là 50m, sử dụng kỹ thuật MIMO