Một số phương pháp áp dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu 258883 (Trang 37)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

2.1.7 Một số phương pháp áp dụng trong đề tài

2.1.7.1. Phương pháp chi tiết.

Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Đề tài đã sử dụng phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiêu bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả hoạt động kinh doanh.

2.1.7.2. Phương pháp thống kê.

Số liệu trong đề tài được xử lý theo phương pháp phân tích dãy số theo thời gian như sau:

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời kỳ kế tiếp nhau.

i = xixi−1

+ Tốc độ phát triển từng kỳ: Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ

1 − = i i i x x t + Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ: 1 1 − − − = i i i i x x x a 2.1.7.3. Phương pháp biểu đồ.

Bằng cách tập hợp số liệu dưới dạng các biểu bảng một cách rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu. số liệu được phân loại cụ thể theo từng khoảng mục và tính chất để độc giả có thể dễ theo dõi. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được trình bày theo các năm thông qua các biểu bảng. Bên cạnh đó, kết hợp với các phương pháp thống kê và so sánh để thấy được sự biến động qua các năm.

2.1.7.4. Phương pháp so sánh.

Đây là phương pháp sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Đề tài đã so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước) để nghiên cứu nhịp độ biến động và tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu với 2 kỹ thuật so sánh là:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

2.2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

Đề tài dùng số liệu thứ cấp để phân tích. Các số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ các báo cáo hoạt động của các năm 2006, 2007, 2008 như: Bảng cân đối kế toán, Tình hình nguồn vốn huy động, Tình hình hoạt động tín dụng, Kết quả hoạt động kinh doanh, Tình hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu… các tài liệu này được cơ quan thực tập cung cấp.

Ngoài ra, còn thu thập từ một số nguồn khác như Internet, sách, báo, tạp chí.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Trong 3 mục tiêu cụ thể của đề tài là: Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và phân tích hiệu quả hoạt động của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này. Ứng với từng mục tiêu trên thì có các phương pháp phân tích và đánh giá riêng. Cụ thể như sau:

- Đối với mục tiêu thứ nhất là: Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng Eximbank. Đề tài sử dụng 3 phương pháp sau: Phương pháp chi tiết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp biểu đồ và đồng thời tính tỷ trọng của các năm.

- Đối với mục tiêu thứ hai là: Phân tích hiệu quả hoạt động của tín dụng tài trợ

xuất nhập khẩu. Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, đồng thời tính tỷ trọng đối với các năm và áp dụng một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

- Đối với mục tiêu thứ ba là: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiêu quả hoạt

động nghiệp vụ TTXNK: dựa vào các kết quả thu được ở phân tích trên, tổng hợp những khó khăn và thuận lợi của nghiệp vụ TTXNK của ngân hàng Eximbank từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK. HÀNG EXIMBANK.

3.1.1. Lịch sử hình thành.

Eximbank Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 12 năm 2005 sau năm lần tăng vốn điều lệ, hiện nay vốn điều lệ của Eximbank là 700 tỷ đồng VN tương đương 700.000 cổ phần. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 15 Chi nhánh được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP.HCM. Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 620 ngân hàng ở trên 60 quốc gia trên thế giới.

3.1.2. Một số thành tựu đạt được.

Năm 1991 và năm 1992 được Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.

Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ. Và tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995.

Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP)

Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới.

Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member)

Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”.

Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống.

Tháng 6/2005, là ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN.

Tháng 11/2005, là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ Eximbank Visa Debit Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng)

Năm 2007, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc. Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty tài chính Quốc tế toàn cầu).

Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thương Hiệu Vàng”.

Tháng 11/2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động.

Trong năm 2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Và vinh dự nhận được các danh hiệu như: “Dịch

Eximbank đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt

Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ.

3.2.1. Quá trình thành lập.

TP Cần Thơ là một thành phố trọng điểm và là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn nằm trong vùng ưu đãi về thiên nhiên nên Tp Cần Thơ đã được nhà nước và các nhà đầu tư đầu tư rất nhiều như: sân bay Cần Thơ, cảng biển, khu chế xuất Trà Nóc cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học từ các trường đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.

Nắm bắt được những thuận lợi đó của Cần Thơ, ngày 28/3/1995 Eximbank Việt Nam đã quyết định đặt một chi nhánh mới là Eximbank Cần Thơ theo "Giấy chấp thuận mở chi nhánh ở trong nước thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần" số 0024/GCT của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tỉnh Cần Thơ, gọi tắt là Eximbank Cần Thơ, hay EIB Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ ba sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Đà Nẵng.

- Trụ sở giao dịch của Eximbank Cần Thơ đặt tại số 02 Điện Biên Phủ, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

- Năm 2003, chi nhánh cấp 2 Eximbank Cái Khế trực thuộc Eximbank Cần Thơ được thành lậpvà được đặt tại số 8/9/16 đường Trần Văn Khéo, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. Nhưng hiện nay chi nhánh đã chuyển sang chi nhánh cấp 1.

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của NH EXIMBANK – chi nhánh Cần Thơ.3.2.2.1. Chức năng. 3.2.2.1. Chức năng.

Eximbank Cần Thơ là một ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp các dịch vụ của một ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của Eximbank Việt Nam và quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.2.2.2. Nhiệm vụ.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ chụi trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, đồng thời ngân hàng TMCP Eximbank–chi nhánh Cần Thơ phải giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định. Các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Cho vay ngắn hạn - trung - dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward ) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option ).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard , JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước ( bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước ...).

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư – tài chính- tiền tệ. - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home – Banking; Telephong – Banking.

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Cần Thơ

thống nhất của Giám đốc. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đựoc ban hành theo quy định số 45/EIB – Cần Thơ ngày 1/3/1995 của Tổng Giám đốc Eximbank Việt Nam.

3.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

( Nguồn : Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng Eximbank Cần Thơ )

Sơ đồ 1 : Cơ cấu hoạt động của Ngân hàng Eximbank Cần Thơ.

GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÍN DỤNG TỔ THẨM ĐỊNH P. THANH TOÁN QUỐC TẾ P. KINH DOANH TỔNG HỢP P. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P. NGÂN QUỸ

3.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

a) Ban giám đốc: gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc :

+ Đại diện pháp nhân của chi nhánh Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám đốc.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.

+ Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ của chi nhánh.

+ Quyết định chương trình kế hoạch hoạt động và công tác của chi nhánh. + Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng Giám đốc ủy quyền.

+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.

+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.

+ Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của Vietnam Eximbank.

- Phó giám đốc.

+ Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.

+ Tham gia với Giám đốc trong công tác chuẩn, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

+ Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.

+ Điều hành mọi công tác của chi nhánh lúc vắng mặt có sự ủy quyền chính thức của Giám đốc.

b) Phòng Hành Chính

- Quản lý tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho xã hội công nhân viên.

- Bố trí sắp xếp trực nhật,công tác hậu cần, thực hiện việc tuần tra canh gác, bảo đảm an toàn cho tài sản của Ngân hàng và của khách hàng đến giao dịch.

- Bố trí lịch công tác cho Ngân hàng, ...

c) Phòng tín dụng

Một phần của tài liệu 258883 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)