Các phương thức tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu 258883 (Trang 26)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

2.1.4 Các phương thức tài trợ xuất nhập khẩu

2.1.4.1 Tài trợ nhập khẩu.

Tài trợ nhập khẩu là một bộ phận trong hoạt động tài trợ ngoại thương của các NHTM. Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục giấy tờ

liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn.

Thông thường ngân hàng thường cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị, công nghệ…hoặc cho vay bằng tiền đồng, trường hợp này rất hiếm, vì khi vay tiền đồng đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện với những hình thức chủ yếu như sau:

a) Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu. - Điều kiện để mở L/C tại các NHTM

+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhận ủy thác phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

+ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.

+ Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

+ Lô hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng.

+ Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.

+ Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được NHNN phê duyệt.

- Thẩm định hồ sơ mở L/C: Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C sẽ chuyển qua phòng tín dụng thẩm định, đánh giá tình hình tài chính, tư cách pháp nhân mặt hàng nhập khẩu trên thị trường, thẩm định tài sản thế chấp.

- Quyết định mức ký quỹ L/C: Trên cơ sở thẩm định ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C được xem là một hình thức bắt buộc tại NHTM. Ký quỹ nhằm

đảm bảo khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.

+ Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín với ngân hàng mức ký quỹ thấp và ngược lại.

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài nên mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng.

+ Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp.

Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên ngân hàng quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ, hoặc đối với các đơn vị nhận ủy thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ nộp tiền đồng để mua ngoại tệ ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C rất hạn chế.

b) Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng

Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập khẩu về phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tài trợ. Tất cả các công đoạn này phải thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu về đến ngân hàng đứng ra tài trợ. Trường hợp bộ chứng từ giao hàng đã về rồi khách hàng mới xin tài trợ thanh toán, thì khả năng bị ngân hàng từ chối tài trợ rất lớn vì ngân hàng có rất ít thời gian xem xét bộ chứng từ cũng như đánh giá khả năng hoàn vốn của khách hàng

cho khoản tiền mà ngân hàng tài trợ. Khi hàng hóa, bộ chứng từ về đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng thông qua hình thức vay thanh toán L/C trong trường hợp L/C trả ngay, hoặc ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trong trường hợp L/C trả chậm.

c) Bảo lãnh và tái bảo lãnh

Hiện nay các ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp và thực hiện tái bảo lãnh cho các ngân hàng khác. Các doanh nghiệp muốn vay vốn nước ngoài thì lập kế hoạch vay vốn nước ngoài đã có sự đồng ý của cơ quan chủ quản và nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được NHNN duyệt. Khi phát sinh nhu cầu thực sự doanh nghiệp phải lập phương án vay vốn, đã được cơ quan chủ quản đồng ý và đơn xin vay vốn nước ngoài gởi đến NHNN.

Hiện nay có nhiều hình thức bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc,… nhưng thực tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đấu thầu rất ít sử dụng, ở nước ta chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tại các ngân hàng, và tái bảo lãnh cũng ít thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để tài trợ cho nhà nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Phát hành thư bảo lãnh. - Mở L/C trả chậm.

- Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange) nhận nợ nước ngoài. - Ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài.

- Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập nhận nợ nước ngoài

2.1.4.2 Tài trợ xuất khẩu.

Tài trợ xuất khẩu của NHTM là một hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng.

Về hình thức, tài trợ xuất khẩu là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký và giúp cho doanh nghiệp liên tục sản xuất kinh doanh, không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền thanh toán hàng hóa của đối tác nước ngoài. Hiện có hai hình thức phổ biến sau:

a) Tài trợ vốn lưu động trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương và người nhập khẩu nước ngoài đã chuẩn bị các bước cần thiết quy định trong hợp đồng như phát hành Tín dụng thư trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hoặc ký quỹ vào ngân hàng chỉ định trong hợp đồng theo phương thức thanh toán CAD, người xuất khẩu bước vào giai đoạn chuẩn bị hàng xuất.

Giai đoạn chuẩn bị hàng xuất bao gồm: thu mua nguyên vật liệu (nông sản, hải sản…), gia công, chế biến nguyên vật liệu tạo thành sản phẩm. Với những giá trị hợp đồng lớn, thời gian tạo thành phẩm dài, người xuất khẩu thường không đủ vốn lưu động để chuẩn bị cho lô hàng xuất vì vốn nằm trong cả ba khâu: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chờ xuất khẩu. Do vậy, người xuất khẩu phải nhờ vào sự tài trợ của ngân hàng trong giai đoạn này. Họ đến ngân hàng và xuất trình các chứng từ minh chứng mục đích sử dụng vốn tài trợ như hợp đồng ngoại thương, tín dụng thư, tài sản thế chấp… Sau khi xem xét, ngân hàng quyết định hạn mức tài trợ, giá trị tài trợ giai đoạn này không vượt quá 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. Nguyên nhân do quy định của NHNN về tỷ lệ tối đa của số tiền vay trên giá trị tài sản thế chấp (thường là chính lô hàng xuất khẩu) và do ngân hàng yêu cầu người xuất khẩu phải tham gia vốn tự có của doanh nghiệp nhằm tăng cường trách nhiệm của người xuất khẩu trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất. Thủ tục tiến hành tài trợ trong hình thức này tương tự một hợp đồng tín dụng nội địa thuần túy.

b) Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu

Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu là hình thức ngân hàng tài trợ nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu xuất trình.

Có hai hình thức chiết khấu:

- Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): Ngân hàng mua lại bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo của người xuất khẩu. Giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài. Chiết khấu miễn truy đòi có nghĩa là người xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Ở nước ta, các ngân hàng ít sử dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

- Chiết khấu truy đòi (chiết khấu mở): Ngân hàng thực hiện việc cho vay trên cơ sở người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài. Khi đó, trách nhiệm người xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ người nhập khẩu. Phí chiết khấu được tính dưới hình thức lãi chiết khấu, tính theo ngày và mức phí dĩ nhiên thấp hơn trong trường hợp chiết khấu miễn truy đòi vì rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn trong trường hợp trên.

Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động cho người xuất khẩu để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ người nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở Việt Nam.

Tín dụng tài trợ XNK là một lĩnh vực kinh doanh quốc tế của ngân hàng và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động XNK của đất nước. phải chịu tác động của nhiều yếu tố và các yếu tố này vừa có thể có tác dụng thúc đẩy mở rộng phát triển hoạt động tín dụng TTXNK hoặc có thể sẽ hạn chế nó. Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tín dụng tài trợ XNK của NHTM.

Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.

 Về mặt tích cực: Chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay ngoại tệ. Vì vậy nếu nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhập khẩu.

 Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của cho các NHTM.

2.1.5.2. Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước

 Nhân tố kinh tế: Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng được mở rộng và đạt hiệu quả cao.

Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đẫ chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của các ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Maylaisia bị tàn phá do không thu lại được các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.

 Nhân tố Xã hội: quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm. trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng TTXNK còn liên quan tới các mối quan hệ xã hội mang tính quốc tế cao. Do vậy, tín nhiệm là điều kiện đẻ nâng cao khả năng mở rộng tín dụng và mang lại hiệu quả tín dụng như mong muốn của ngân hàng và khách hàng.

 Nhân tố chính trị, pháp lý: Pháp luật là bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nếu nhà nước tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh có hiệu lực cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế thì đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra, nhất là trong quan hệ kinh tế quốc tế. vì vậy. nhân tố pháp lý có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, chỉ khi các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng hiểu biết và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và hiệu quả tín dụng mới cao, đưa qui mô tín dụng ngày càng mở rộng.

Một phần của tài liệu 258883 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)