Thành thực với vợ con

Một phần của tài liệu DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 71 - 73)

6. Bố cục luận văn

3.1.1.2. Thành thực với vợ con

Chúng ta không chỉ thấy Nguyễn Minh Châu trong vai trò của một nhà văn trong cuốn Di cảo, mà trong đó toát lên trên hết là một tấm lòng nồng

hậu, đầy tình cảm với gia đình, vợ con. Đi qua sự ồn ào, khẩn trương đến khốc liệt của những năm tháng chiến tranh và thời kì phải đối mặt với những lo toan của cuộc sống và nhất là những năm tháng cuối cùng của cuộc đời - khi đã có độ lùi về thời gian Nguyễn Minh Châu đã có những trang viết đầy nghiệm suy, về những khía cạnh đời thường của cuộc sống. Qua những trang viết hoặc qua những dòng thư trong Di cảo cho thấy Nguyễn Minh châu là

người nặng tình. Tình cảm vô cùng sâu sắc đối với mẹ, tình nghĩa cùng sự cảm thông chia sẻ, yêu thương vợ - người phụ nữ bé nhỏ đã cùng đồng cam cộng khổ đến giây phút cuối cùng của cuộc đời ông trong hơn ba mươi năm chung sống:

“Anh muốn em phải khoẻ về tinh thần”.

“Anh vừa viết thư trước, viết lần này vì anh nghĩ đến em nhiều quá, không biết những dòng chữ trên tờ giấy mỏng manh này có được là tấm phên che ấm cho chỗ em ngồi, cho em đỡ buồn nhớ khi mùa đông bắc vừa tràn về”

Mạch tình cảm yêu thương được kế tiếp bằng hàng loạt những bức thư ông gửi từ chiến trường về, và cả những khi ông phải đi điều trị bệnh tại chùa Pháp Hoa: “Em dạo này có khoẻ không? Em không được quên điều anh dặn,

thời kỳ này cố gắng thật khoẻ…muốn khoẻ thì giữ ấm, tẩm bổ…” [41-446].

Trong những bức thư đó ta thấy Nguyễn Minh Châu cảm nhận hết công lao cũng như những nhọc nhằn, thiếu thốn tình cảm của người bạn đời -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 đã gắn bó trong suốt chặng đường chiến đấu, đường đời của mình. Những bức thư ông viết cho vợ, cho con thể hiện tấm lòng chân thành hết mực yêu thương của ông đối với vợ con. Ông luôn dặn dò và động viên vợ cùng các con vững tâm không phải lo lắng cho sức khoẻ của mình.

“Em không phải lo lắng gì cho anh cả, anh vẫn khoẻ, hơi xanh một tí nhưng nghỉ ngơi một thời gian lại béo thôi. Trong này ăn uống khá, không thiếu thốn gì cả. Anh ăn một bữa được bốn bát và có thịt hộp, tàu bay luôn.

Em nên ăn uống bồi dưỡng cho khoẻ để nuôi con nhé. Khoảng tháng năm thì anh về nếu tình hình không có gì thay đổi. Nhưng nếu tình hình chung thay đổi thì cũng có thể còn đi nữa.

Anh hôn em và Tâm, Mi thật yêu nhé” [41- 452].

Đọc những tâm tình của Nguyễn Minh Châu cũng như những lời hỏi thăm yêu dấu của ông đối với các con của mình ta thấy ông là người cha, người chồng thương yêu vợ con hết mực, hơn cả bản thân ông.

“Bố gửi thư về thăm con, Tâm và Mi. Tâm hôn bố nhé , Mi cũng hôn bố nhé. Bố hỏi Tâm và Mi.

- Tâm có chịu ăn khoẻ không? Mỗi bữa con ăn hai bát nhé! - Mi cũng ăn hai bát nhé.

- Con phải ngoan nhé, bao giờ bố về sẽ mua kẹo cho Tâm và bánh dẻo cho Mi nhé và mua cả quà cho mẹ Doanh nữa nhé.

Bố hôn Tâm và Mi thật kêu nhé. Bố Châu” [41 - 449].

Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn suy nghĩ một cách sâu sắc về vai trò của gia đình đối với cuộc sống riêng tư của mình. Chính vì lẽ ấy, phần thư từ ông gửi cho vợ con suốt hơn 30 năm phần nào đã bổ sung thêm quan niệm đối với tình yêu, với tình cảm gia đình, cách nhìn đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 với phụ nữ của ông mà sau này quan niệm đó được khúc xạ trong Cỏ Lau,

Mảnh đất tình yêu và một số sáng tác khác.

Một phần của tài liệu DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)