Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 30)

6. Bố cục luận văn

1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu

Di cảo Nguyễn Minh Châu đựơc viết từ đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Sau hơn 20 năm, kể từ khi ông mất, Di cảo của ông mới được công bố. Những vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, đánh giá về giá trị cuốn sách dường như mới chỉ thực sự bắt đầu. Qua khảo sát văn bản chúng tôi nhận thấy, đây là một tác phẩm giàu giá trị. Di cảo hấp dẫn người đọc ở nhiều

phương diện.

Trước hết cuốn Di cảo có giá trị thông tin lịch sử phong phú, như một chứng nhân của lịch sử, đây là một tư liệu đáng quý về một chặng đường cách mạng và những vận động thăng trầm của nền văn học mới. Những ghi chép của ông nhiều cuốn đã được gửi ra từ chiến trường từ năm 1968 đến 1973 ghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 chép khá đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả những gì đã gặp, đã thấy, đã được nghe kể và nghiền ngẫm trong suốt cuộc hành trình.Từ tình thế chiến cuộc đến biên chế, hoả lực của cả ta và địch.Và đặc biệt các nguyên mẫu nhân vật ở mặt trận (cả người Kinh, người dân tộc ít người, người Lào, cả quân ta lẫn quân Ngụy), những con người ông gặp hoặc được nghe các chiến sĩ kể dọc đường hay những đêm nằm trên chốt đều được ông quan sát rất kĩ lưỡng, không bỏ sót trường hợp nào. Qua Di cảo Nguyễn Minh Châu người đọc biết được

nhiều hơn, chính xác hơn những vấn đề của xã hội, đời sống con người một thời. Bởi ở một đất nước chiến tranh khốc liệt và kéo dài như đất nước ta, không biết bao nhiêu tài liệu bị mất mát, thất lạc, biết bao tài liệu quý giá còn nằm trong im lặng. Trang văn của Nguyễn Minh Châu cùng những Di cảo, di bút của ông sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin, chất liệu bổ ích, quý báu được sàng lọc qua suy nghĩ và cảm xúc của ông về nhiều phương diện của thời cuộc, của văn học nghệ thuật, của tình cảm riêng tư với đồng nghiệp, đồng đội và người thân.

Cũng như Di cảo của Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Cẩm

Phong, Nguyễn Thị Xuân Quý và nhiều nhà văn, nhà thơ khác, Di cảo Nguyễn Minh Châu có giá trị về mặt văn học. Đọc Di cảo, vượt ra ngoài

những soi xét riêng tư, cá nhân, người đọc tìm thấy ở đó chân dung một con người, một nhân cách với tư cách là người chồng, người cha, người công dân, nhà văn - chiến sĩ.

Về phương diện văn học cũng cần có một sự tìm hiểu nhiều hơn về tập Di

cảo. Khảo sát các tư liệu trong Di cảo, thể thấy rằng Nguyễn Minh Châu đặc biệt

quan tâm tới con người bởi “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật, là miêu tả,

biểu hiện con người, con người là đối tượng chủ yếu của văn học, con người là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Thời kỳ chiến tranh, văn học quan tâm tới vận mệnh của cả dân tộc, nước mất thì nhà tan. Cả nước là một gia đình lớn. Nhiệm vụ khẩn thiết cứu nước, cứu nhà đã gắn kết con người Việt Nam thành một khối vững mạnh để đương đầu với thử thách ghê gớm có lúc tưởng như không thể vượt qua được. Nhà văn lúc này trước hết cũng là người công dân, cần có nghĩa vụ tham gia vào cuộc chiến tranh lớn lao đó của cả dân tộc.

Nay đất nước chuyển sang hoà bình, mà hoà bình bao giờ cũng là lâu dài so với bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Bởi vậy nhà văn phải có tiếng nói phục vụ cho cuộc sống hoà bình và xây dựng. Văn học trước đây đã phản ánh rất hay, rất thiết thực cho cuộc sống của cả cộng đồng và phải tạm quên đi cái gì rất riêng của từng con người thì ngày nay những vấn đề ít được quan tâm đó lại trở nên cần thiết với cuộc sống hôm nay. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta quên đi mảng hiện thực của ngày hôm qua. Cái quá khứ vinh quang của cả dân tộc vẫn còn ích, vẫn cần phải được văn học phản ánh dưới con mắt nghệ thuật của ngày hôm nay để làm phong phú thêm, góp phần tích cực thêm cho việc xây dựng cuộc sống hiện tại.

Cho đến nay, việc xác định Di cảo Nguyễn Minh Châu có giá trị văn

học hay không? Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào tất cả các vấn đề trên mà chỉ góp phần xác định một số phương diện giá trị văn học của văn bản. Theo chúng tôi: Di cảo Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một cách chân thực và vô cùng phong phú về gương mặt tinh thần - Cái tôi tác giả Nguyễn Minh Châu .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

CHƯƠNG II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU

Hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm, đó là một nguyên lý sáng tạo nghệ thuật đã được thừa nhận từ lâu nay. Nhưng khi đi vào tác phẩm thì sự phản ánh của nhà văn về hiện thực phải đạt đến độ chân thực và cao hơn nữa phải trở thành một chuẩn mực, kết tinh không chỉ cái đẹp của tự nhiên, của con người mà còn phản ánh cái đẹp của tâm hồn tình cảm, thái độ ứng xử của người viết trước hiện thực đó.

Là những ghi chép làm tiền đề cho việc sáng tác, Di cảo Nguyễn Minh

Châu gắn liền với hoạt động và tâm tình của tác giả trước hiện thực chiến tranh, với con người, với văn học…tất cả những sự kiện, những nhận thức cũng như những suy nghĩ của ông đều là những ghi chép có thực, tác giả không hề bịa đặt, tưởng tượng hay hư cấu bịa đặt thêm thắt mà có. Đương thời Nguyễn Minh Châu là một người trọng nhân cách trung thực, lại không có ý định công bố Di cảo của mình. Chính vì lẽ trên ta càng khẳng định thêm sự chân thực của ngòi bút nơi ông. Với khả năng quan sát tinh nhạy cùng những nhận biết của mình, đặc biệt là một tấm lòng ưu tư trước cuộc đời, một lối sống có trách nhiệm với văn chương, với thời cuộc, tác giả cuốn Di cảo đã cho người đọc những bức tranh mới phác thảo về những gì ông đang dự định hoặc còn dang dở. Tiếp nhận Di cảo của ông ta càng hiểu hơn về hiện thực

chiến tranh, một hiện thực không hề pha cất hay chưng lọc, một sự thực nguyên khối từ những ghi chép này. Cũng từ trong ghi chép đã phần nào bộc lộ năng khiếu và phẩm chất cần có của một nhà văn chuyên nghiệp, nó sẽ chín dần và đông đặc hơn theo năm tháng và những trải nghiệm của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con ngƣời 2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh

Chiến tranh luôn đi liền với những khốc liệt, những hi sinh, mất mát cùng những chấn thương tinh thần còn để lại. Tất cả được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận, chiêm nghiêm một cách nghiêm túc, sâu sắc ở chiều sâu nhân bản.Vì thế qua những di bút của ông: “Có lẽ không ai có thể nói về những di

chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của chiến tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu sắc như Nguyễn Minh Châu” [26- 455].

Viết về chiến tranh, con người trong Di cảo được Nguyễn Minh

Châu nhìn nhận hết hết sức rạch ròi. Trong Di cảo ông đã nói đến tiền đề viết: Dấu chân người lính. Chiến dịch Khe Sanh được phục dựng với

không khí và con người thấm đẫm chất anh hùng ca chiến trận “Không ai có tài nào phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường rừng hay là quảng trường, là rừng cây hay rừng súng đạn, rừng người. Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là tiếng ồn của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc. Không thể nào lột tả hết khuôn mặt chiến sĩ, những khuôn mặt chỉ huy, những khuôn mặt tầng tầng, lớp lớp người đang nối tiếp nhau đi ra từ trên dốc, từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng, mặt người nào cũng đẫm mồ hôi và bừng bừng như say” [41].

Vẻ đẹp của những người lính được nhà văn thể hiện khá hoàn chỉnh và đẹp đẽ, họ hiện lên trong tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Họ chính là hiện thân của anh Bộ đội Cụ Hồ. “Biết Khôi đã phá được xe, T rẽ bên trái ném một quả

thủ pháo vào bọn Mỹ đang lục sục trong nhà bạt. Thủ pháo nổ, mảnh vải bạt bị xé mướp, bật tung lên như người ta cầm gậy rẩy một cái giẻ rách. Khôi chạy mấy bước, thấy ba tên Mỹ mặc quần đùi áo lót chạy xuống hố bom, K.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

quạt vào đó một băng tiểu liên. Một bóng nhảy chồm lên rồi rơi tõm vào cái phễu như vũ.

Các mũi tiến sâu vào giữa khu vực địch. Anh em chạy qua 1 chiếc tank đang cháy, lửa táp vào mặt nóng ran. Vừa qua chỗ khói đen đặc, thấy một chiếc M.113 cách 10m đang tuôn ra từng dây lửa đạn; Một tia lửa xanh từ tay Lỗ bay lên theo hình cầu vồng rơi vào thùng xe. Tiếng bộc phá nổ giật rất mạnh . Tên Mỹ bắn súng máy bị hất tung ra ngoài” [41 - 221].

Những mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đã đối diện với những gian khổ đến mức: Ăn khổ, sốt rét, những người lính thiếu muối, phải ăn riềng, xả thay cơm, thậm chí có những lúc họ phải ăn gạo lẫn bộc phá đắng ngắt: “Ăn đọi chuối, ăn quả chát. Đọt chuối anh ăn gốc, anh ăn ngọn, cuối cùng những chiếc bẹ bên ngoài xắt quân cờ chấm muối ăn. Ăn quả chát răng vàng khè. Uống nước suối. Múc đầy mỗi người một bi đông. Thương binh. Anh sốt. Gặp một chiến sĩ lạc có một bát gạo không có nước. Nấu cháo mỗi người húp một vài thìa, còn để cho thương binh và đồng chí sốt” [41- 76].

Song ở họ vẫn hiện lên với một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương với đồng đội:

“ Nữ đồng chí Uy, người bạn thân nhất hy sinh. “Tôi rất đau xót nhưng không thể cứu sống được nữa. Tôi không dừng lại vẫn tiếp tục đi cứu cho người khác. Tối về nghĩ đến bạn tôi mới khóc” (Sau buổi chiều cõng bạn về một cái lán kín đáo thay quần áo và tắm rửa cho bạn) [41 - 79].

Qua Di cảo ta có thể nhận thấy khá rõ Nguyễn Minh Châu không chỉ

nắm bắt được hiện thực của chiến tranh mà ông còn muốn đi vào cắt nghĩa, lý giải chiều sâu, vẻ đẹp tinh thần độc đáo của dân tộc, thể hiện một vẻ đẹp của mỗi người đang sẵn sàng xả thân cho cuộc chiến đấu hào hùng: “Mỗi người

đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” (Nguyễn Minh Châu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Một điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là những trang anh hùng ca về cuộc đấu tranh của dân tộc ta trong những ngày“Vì ta, vì

lẽ phải trên đời”, nó hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc sử thi nhằm ngợi ca

chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dường như mỗi trang viết của ông đều mang tới âm hưởng hào hùng của một thời kỳ lịch sử nóng bỏng. Nhà văn đã từng nói đến thiên chức của người nghệ sĩ là tìm kiếm trong cuộc sống những tấm gương đẹp đẽ, những tính cách điển hình cách mạng. Ông coi việc làm của mình là kết quả “Cố gắng tìm kiếm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm

hồn của mỗi con người”. Nhà văn luôn cảm thấy mắc nợ với cuộc đời. Những

sáng tác nghệ thuật của ông là “đài kỉ niệm” về chiến tranh và Tổ quốc. Tất cả những cố gắng của nghệ sĩ đều hướng về mục tiêu chung nhất là nhận thức được vẻ đẹp kì diệu trong tâm hồn dân tộc. Đó chính là điểm khởi phát của ngọn lửa sáng tạo giúp nhà văn vượt lên cái hàng ngày để nói về cộng đồng lịch sử và dân tộc. Theo ông, mỗi nhà văn tài năng có thể mang đến, góp vào văn học dân tộc một phương diện nào đó sở trường nhất của mình, những cái cốt lõi “Cái phần chủ yếu của một người viết vẫn là tiếng nói của anh ta trước những vấn đề mà đông đảo mọi người quan tâm đến” (TGTĐ-T25).

“Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” (TGTĐ - T67).

Nguyễn Minh Châu đến với văn học vào thời điểm lịch sử đặc biệt, cả dân tộc dồn sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phát triển trong điều kiện chiến tranh, văn học giai đoạn này chịu sự tác động và chi phối của những quy lụât không bình thường của đời sống chiến tranh. Khi mà “Cả dân

tộc đang dồn vào một con đường. Ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước” (Nam Cao). Khi mà mỗi người cầm bút và người đọc đều “có một mối quan tâm và thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và khát vọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

của nhân dân trong những năm đầy sóng gió”, lẽ nào nhà văn có thể làm ngơ,

lẽ nào“ có thể viết những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện

đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc” (TGTĐ - T25).

Là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu càng nhận thức sâu sắc hơn lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng của ngòi bút mình. Ông luôn nghiêm túc đòi hỏi người nghệ sĩ “Phải là người nghệ sĩ trên mặt trận của Đảng”. Người nghệ sĩ mỗi khi sáng tác, không thể chơi vơi mà phải hình

dung ra tác phẩm của mình, đem “ướm” nó vào trong cuộc sống, “ thử nhìn

xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống hay không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc đứng trước quá xa bước tiến triển của xã hội không? Thử nhìn xem tác phẩm…có đem đến cho xã hội một tiếng nói bổ ích không?” [29].

Có thể nói, câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của văn chương về mối quan hệ văn học và đời sống, luôn là mối quan tâm, day dứt hàng đầu, thường trực và da diết với Nguyễn Minh Châu. Ý thức nghệ thuật đó, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ đó đã quán xuyến, định hướng toàn bộ sáng tác của nhà văn.

Trong Di Cảo Nguyễn Minh Châu ông nhìn về chiến tranh không hề bịa đặt, thêm thắt, tưởng tượng hoặc hư cấu, viết về chiến tranh Nguyễn Minh Châu coi đó là điểm nóng của dân tộc. Điều đó thể hiện tính mục đích cao của người cầm bút. Ông muốn dùng trí tuệ của mình với tư cách là nhà văn - chiến sĩ, góp phần vào cuộc đấu tranh của dân tộc và sự chiến thắng của nhân dân.

Với đề tài chiến tranh và người lính những năm 80 của thế kỉ XX ta thấy nhà văn có một sự nhận thức về cuộc chiến đấu và con người chống Mỹ qua hàng loạt tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh,

Cơn giông, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam. Ở những tác phẩm này ông

luôn thể hiện cái hào hùng, tự hào của dân tộc. Sự khốc liệt, nghiệt ngã của

Một phần của tài liệu DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)