Một trong những nguồn thông tin về tội phạm đó là các tố giác, tin báo của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước và mọi công dân. Thông tin về tội phạm là một dự kiện không thể thiếu được cho việc phát hiện, khám phá tội phạm, do đó nguồn tố giác và tin báo về tội phạm đóng góp một phần rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của Nhà nước. Cho dù cơ quan bảo vệ pháp luật có lực lượng mạnh và có các phương tiện kỹ thuật hiện đại đến đâu đi chăng nữa mà thiếu sự phối hợp cung cấp thông tin về tội phạm của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước và của quần chúng nhân dân thì việc phát hiện và xử lý tội phạm khó đạt được kết quả cao.
Công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là cuộc đấu tranh mang tính chất xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn xã hội, công tác này đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức xã hội và của quần chúng nhân dân nhằm cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng các thông tin về tội phạm. Trách nhiệm tham gia cung cấp thông tin về tội phạm được quy định tại Điều 8 BLTTHS năm 1988 và tiếp tụng được khẳng định và có sự sửa đổi, bổ sung trong quy định của BLTTHS năm 2003, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cụ thể được quy định: "Quyền và nghĩa vụ các tổ chức và công dân là phát hiện và tố giác hành vi phạm tội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức" (Điều 25 BLTTHS năm 2003). Bên cạnh đó BLTTHS năm 2003 còn có điểm mới và tiến bộ hơn so với BLTTHS năm 1988 trong việc quy định khá cụ thể và chặt chẽ trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bởi vì thông qua
hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thể phát hiện hành vi phạm tội như tham ô, đưa và nhận hối lộ hoặc vi phạm nghiêm trọng công tác quản lý Nhà nước về kinh tế v.v... Những hành vi phạm tội đó cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, bảo đảm sự ổn định của xã hội, nên BLTTHS năm 2003 đã quy định: "Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với CQĐT, VKS và Tòa án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho CQĐT, VKS mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho CQĐT, VKS xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội" Đối với cơ quan Thanh tra Nhà nước thì: "...Có trách nhiệm phối hợp với CQĐT, VKS, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện có sự việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị CQĐT, VKS khởi tố vụ án hình sự".
Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định trách nhiệm phát hiện tin báo và tố giác tội phạm là của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và công dân. Các thông tin về tội phạm phải được gửi ngay tới cơ quan cuối cùng có trách nhiệm giải quyết đó là CQĐT và VKS, Điều 86 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tin báo, CQĐT, VKS trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự". Trong suốt quá trình thực hiện quy định trên, đồng thời trong thực tiễn phát triển của xã hội thì hiện tượng vi phạm, tội phạm đã diễn ra ngày càng phức tạp với số lượng gia tăng nên việc quy định trong phối hợp phát hiện và xử lý các tố giác và tin báo về tội phạm cần cụ thể hơn, nên ngày 15-5-1992 liên bộ VKSND tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ quốc phòng - Bộ lâm nghiệp - tổng cục Hải quan đã ban hành thông tư liên ngành số 03-TT/LN quy định về quản lý và xử lý tin báo tội phạm, trong đó có quy định: "VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra..." và "... khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, VKS có trách nhiệm chuyển đến CQĐT có thẩm quyền để giải quyết, yêu cầu khởi tố hoặc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho CQĐT để tiến hành điều tra". Cho nên, về lý thuyết hoạt động của VKS trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm bao gồm những nội dung:
Thứ nhất, kiểm sát việc tiếp nhận (thụ lý) thông tin về tội phạm ở CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo quy định của BLTTHS năm 1988 và Thông tư liên ngành số 03-TT/LN, VKSND có nhiệm vụ kiểm sát việc CQĐT đã phát hiện và thụ lý đầy đủ các vi phạm và tội phạm xảy ra trên địa bàn mình quản lý hay chưa, có trường hợp nào CQĐT không thụ lý hay không? Lý do không thụ lý. Trong trường hợp VKS nhận được tố giác và tin báo về tội phạm nhưng CQĐT chưa nhận được thì VKS chuyển đến cho CQĐT để tiến hành xác minh.
Đối với hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận (thụ lý) các tố giác, tin báo về tội phạm của VKS thì đây là một công việc có tính chất phức tạp, bởi quy định về thụ lý các thông tin về tội phạm của CQĐT cũng như các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hiện nay thường do ngành dọc quy định, nên đòi hỏi người cán bộ kiểm sát bên cạnh việc nắm rõ quy định chung của BLTTHS, còn phải nắm được quy định của CQĐT về việc thụ lý, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Mặt khác còn phải nắm được phương pháp nghiệp vụ về điều tra án hình sự thì mới có thể phát hiện được các vi phạm của CQĐT. Ví dụ, trong thực tế hiện nay có nhiều thông tin về tội phạm xảy ra nhưng CQĐT thấy khó phá án hoặc do một nguyên nhân nào đó hay nhận thức thông thường là không quan trọng nên đã bỏ ngoài sổ sách thụ lý những đơn thư tố giác của công dân, từ đó mà VKS không thể kiểm sát đầy đủ số thụ lý các tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT. Trong trường hợp đó các kiểm sát viên có thể thông qua việc yêu cầu xem các báo cáo của Công an khu vực, Công an các phường về việc phản ánh các sự kiện có dấu hiệu tội phạm trong khu vực, sau đó đối chiếu với sổ thụ lý cùng thời điểm sẽ phát hiện ra CQĐT có vào sổ thụ lý hay không.
Vấn đề kiểm sát việc thụ lý các tố giác và tin báo về tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền điều tra hiện đang gặp nhiều khó khăn do nhận thức và phương pháp phối
hợp giữa hai ngành Công an và VKS chưa có sự thống nhất. Để giải quyết bất cập trên, trong BLTTHS năm 2003 nhà làm luật đã bỏ quy định về kiểm sát việc thụ lý các tố giác và tin báo về tội phạm của VKS, mà quy định VKS chỉ có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tố giác và tin báo tội phạm của CQĐT, Điều 103 của Bộ luật quy định: "1/... VKS có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu liên quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền…
4/ Trong thời gian hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố".
Như vậy, kể từ ngày 1-7-2004 khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành thì VKS không đến CQĐT và các cơ quan khác được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để nắm và kiểm sát thụ lý tin báo, tố giác về tội phạm, mà chỉ có trách nhiệm kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT.
Thứ hai, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Trong nội dung này VKS tập trung kiểm sát về thời hạn giải quyết và các biện pháp mà CQĐT áp dụng khi tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh có đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không. Cụ thể, về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Điều 86 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ khi nhận được tố giác hoặc tin báo, CQĐT phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác, tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng". Như vậy, thời hạn để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm không phức tạp là hai mươi ngày, nếu thông tin về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp phải kiểm tra, xác minh ở nhiều địa bàn khác nhau thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng. Để kiểm sát được chặt chẽ thời hạn giải quyết thông tin về tội phạm của CQĐT thì VKS phải nắm được cụ thể
nội dung của thông tin đó nhằm phân loại và xử lý, nếu thông tin về tội phạm có nội dung rõ ràng, xác thực và xét thấy hành vi mà đơn thư tố giác hay tin báo phản ánh có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì không cần thiết phải chờ hết hai mươi ngày mới ra quyết định xử lý. Trong trường hợp nói trên mà CQĐT vẫn để kéo dài thời hạn cho hết hai mươi ngày mới ra quyết định xử lý thì VKS có biện pháp yêu cầu CQĐT quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành hoạt động điều tra.
Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay ở nhiều địa phương do sự phối hợp giữa hai ngành Công an và VKS trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm chưa được tốt, do nhận thức chưa thống nhất quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 1988. CQĐT cho rằng, pháp luật cho phép thời hạn 20 ngày kiểm tra, xác minh thì đến ngày thứ 20 ra quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là không vi phạm pháp luật. Nhận thức đó làm hạn chế tính kịp thời trong phát hiện cũng như trong việc xử lý tội phạm, dẫn đến những hậu quả bất lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật như để thời gian kéo dài đối tượng phạm tội có thể xóa dấu vết phạm tội hay bỏ trốn gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố và xét xử. Do đó, VKS phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm để từ đó đề ra yêu cầu, biện pháp cho CQĐT tiến hành xử lý, giải quyết nhanh chóng, tránh gây ra những hậu quả như đã nêu trên.
Cùng với hoạt động kiểm sát về thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo tội phạm, VKS còn phải tiến hành kiểm sát tính hợp pháp của những biện pháp mà CQĐT áp dụng trong quá trình kiểm tra, xác minh. Hoạt động kiểm tra, xác minh các tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT nhằm để xác định có dấu hiệu của tội phạm đã xảy ra hay không và trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, mà chưa cần phải làm rõ đối tượng phạm tội. Nên khi chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì CQĐT không được áp dụng bất kỳ biện pháp tố tụng hình sự nào. Nếu CQĐT áp dụng biện pháp tố tụng hình sự để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, ví dụ như hỏi cung, khám xét, bắt hoặc tạm giữ …thì vi phạm pháp luật. Chỉ sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền thì mới cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự do luật định để thu thập tài liệu và kiểm tra các chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Với chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các tố giác và tin báo về tội phạm, VKS phải kịp thời phát hiện và yêu cầu khắc phục ngay những vi phạm của CQĐT trong quá trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm nếu có, như thế mới bảo đảm các hoạt động của CQĐT tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Trên cơ sở kết quả của quá trình kiểm tra, xác minh các tố giác, tin báo về tội phạm đã thụ lý, CQĐT sẽ đánh giá và xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không để từ