Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu 258876 (Trang 81)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Một khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá

hạn thì trong một số trường hợp theo quy định, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm

bảo để xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do phải qua

nhiều khâu, kéo dài làm cho nợ quá hạn tăng. Hầu hết các khách hàng của ngân

cảnh đó, ngân hàng phải đứng trước hai vấn đề, một là tiếp tục tìm kiếm người mua

tài sản đó để thu hồi nợ, tuy nhiên việc này sẽ mất thời gian, làm tăng nợ quá hạn

cho ngân hàng; hai là sẽ bán khoản nợ này cho công ty quản lý nợ và trích quỹ dự

phòng rủi ro để xử lý nhưng việc này sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đây là một nguyên nhân mà ngân hàng cần phải quan tâm trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO 5.1 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HIỆU QUẢ

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của ngân hàng đồng thời phải

phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo

khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ

nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động

trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của ngân hàng là “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế. Dựa trên cơ sở định hướng này, ngân hàng VIB Cần Thơ cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp

lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB trong từng thời

kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được

những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối

với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của ngân

hàng, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của VIB Cần Thơ

so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những

mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín

dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một

và sự phát triển gần đây của thành phố Cần Thơ nói riêng, chính sách tín dụng cụ

thể của ngân hàng nên tập trung trong các nội dung sau:

- Vchính sách khách hàng: phát triển cơ cấu tổ chức theo định hướng hướng đến khách hàng đã được ngân hàng thực hiện trên thực tế nhưng lại chưa có một

chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng còn lung túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp

thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền

vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được

áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn

cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh

giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.

- Về định hướng khách hàng:

Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ, coi phát triển loại hình doanh nghiệp này là một nhiệm vụ quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 236/2006/QĐ- TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm

(2006 – 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNVVN như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Các định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như

IFC (Công ty tài chính quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh

nghiệp nhỏ và vừa do Liên minh châu Âu tài trợ và được quản lý bởi Quỹ hỗ trợ

phát triển), JBIC (Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn vào năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản hỗ trợ

cho các SMEs trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế)…Do đó các DNVVN

thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong

thời gian gần đây nhưng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá

nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn,

nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền

vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc

thị trường DNVVN là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt

Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ.

5.2 CHỦ ĐỘNG PHÂN TÁN RỦI RO ĐỂ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất

yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra. Ngoài những nguyên nhân chủ quan tạo nên rủi

ro, còn những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng

nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro

có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi

ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có

thể xảy ra đối với hoạt động của ngân hàng. Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ thể:

-Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay… Hơn nữa, ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản,

các dịch vụ giải trí...

-Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn ngân hàng cần huy động nhiều ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế phát triển

Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung

rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.Tuy nhiên cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác, vì vậy mà ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.

5.3 PHÂN TÍCH KỸ VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI CHO VAY

Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính

không chính xác đến ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng không có chiến lược kinh doanh lâu dài,… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá

hạn cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phân tích, đánh giá kỹ hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ vào những nội dung sau:

-Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái quát về khách hàng. Nắm bắt thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các

hình thức sau:

-Thu thập thông tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

-Đối với những khách hàng vay số vốn lớn, ngân hàng nên thu thập thông tin

về khách hàng qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trước khi cho vay.

-Khoảng 3 năm 1 lần mở các hội nghị khách hàng để có những thông tin về

khách hàng từ chính khách hàng, từ các khách hàng khác, qua đó cũng để thấy được nhưng nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả để

ngân hàng có giải pháp phù hợp cho hoạt động của mình.

-Liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về thông tin

của khách hàng cho nhau, điều này cũng sẽ giúp ngân hàng tránh hiện tượng đảo nợ.

-Phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín để cho vay.

+Xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, đòi hỏi khách hàng phải

có chiến lược kinh doanh dài hạn.

+Đánh giá khả năng điều hành sản xuất của lãnh đạo của đơn vị vay vốn,

xem xét bộ máy tổ chức của đơn vị. Năng lực của người lãnh đạo phần nào sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị; bên cạnh đó thì bộ máy tổ chức cũng có ảnh hưởng rất lớn, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh hay không ổn định, thay đổi nhiều lần cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

+Xem xét kỹ sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung ứng: Sản phẩm, dịch

vụ đó có thể tiệu thụ trên thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, so sánh giá

bán đối với các sản phẩm cùng loại, xem xét khả năng cạnh tranh của các đối thủ…

+Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của đơn vị vay vốn để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong tương lai.

+Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thoanh toán của

khách hàng.

5.4 THỰC HIỆN BẢO HIỂM TÍN DỤNG

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua đã bị không ít thiệt hại do

thời tiết gây ra như lốc xoáy, giông bão, hỏa hoạn… Trong thời gian tới nếu tiếp tục

xảy ra các thiên tai này thì sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các khách

hàng của ngân hàng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh

vực xây lắp, xây dựng công trình... nên không loại trừ trường hợp xảy ra thiên tai

làm hư hỏng công trình. Vì vậy việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, đối

với các khách hàng lớn thuộc ngành xây dựng, ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay. Đây được xem là một

trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

5.5 LINH HOẠT TRONG CÔNG TÁC THU NỢ

Đối với khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng như khách hàng hoạt

động kinh doanh bất động sản trong năm 2007, ngân hàng nên tạo cơ hội cho khách

hàng khắc phục các khó khăn về tài chính, bên cạnh việc đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng cần gia hạn thêm thời gian trả

nợ nhằm giảm bớt số tiền phải hoàn trả theo thời gian, không nên ở mức quá lớn vì

như thế càng làm cho khách hàng này càng khó khăn. Trong trường hợp này ngân hàng phải chấp nhận thu hồi vốn chậm và có thua lỗ. Tuy nhiên nếu sau khi đã được

gia hạn mà khách hàng này vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cần

nhanh chóng xử lý khoản nợ này như bán nợ, phát mãi tài sản đảm bảo… nhằm

giảm nợ quá hạn của ngân hàng xuống mức thấp, giúp làm tăng uy tín của ngân hàng.

5.6 THAY ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG

Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay vào ngành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên trong trường hợp các khách hàng này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của

ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng sau:

-Tăng số lượng khách hàng vay vốn hoạt động trong ngành thương mại dịch

vụ, tập trung cho vay ngắn hạn vào các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp

nhẹ và nuôi trồng chế biến thủy sản.

-Tăng doanh số cho vay đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, các

khách hàng thuộc ngành công nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng trong những năm

qua.

Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời tăng vòng quay vốn tín dụng góp phần giúp cho hoạt động ngân hàng

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được

hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn

nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng

chính nghị lực của mình, Ngân hàng VIB Cần Thơ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân

hàng trên cùng địa bàn, những thữ thách trong quá trình hội nhập… để đạt được

những thành công nhất định. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng

và thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng có thể đưa ra các kết luận sau:

-Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến

Một phần của tài liệu 258876 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)