III. Phạm vi nghiên cứu
5.6. Thay đổi cơ cấu tín dụng
Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay vào ngành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên trong trường hợp các khách hàng này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng sau:
-Tăng số lượng khách hàng vay vốn hoạt động trong ngành thương mại dịch
vụ, tập trung cho vay ngắn hạn vào các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp
nhẹ và nuôi trồng chế biến thủy sản.
-Tăng doanh số cho vay đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng, các
khách hàng thuộc ngành công nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng trong những năm
qua.
Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời tăng vòng quay vốn tín dụng góp phần giúp cho hoạt động ngân hàng
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được
hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn
nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Bằng
chính nghị lực của mình, Ngân hàng VIB Cần Thơ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân
hàng trên cùng địa bàn, những thữ thách trong quá trình hội nhập… để đạt được
những thành công nhất định. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng
và thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng có thể đưa ra các kết luận sau:
-Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động, tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ tiếp tục tăng
góp phần làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Thế nhưng, vốn huy động chiếm tỷ
trọng vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn, không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của
khách hàng, vốn vay tăng và vốn đều chuyển từ trung ương vẫn ở mức cao làm tăng
chi phí cho quá trình hoạt động kinh doanh.
-Về tình hình hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn, quản lý và hoạt động khoa học theo sổ tay tín dụng. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có những thành công đáng
kể. Quy mô tín dụng không ngừng mở rộng, công tác thu nợ đạt hiệu quả, nợ quá
hạn có xu hướng tuy không giảm nhưng vẫn đạt tỷ lệ thấp so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
-Về rủi ro tín dụng: Nợ quá hạn tăng dần qua 3 năm. Bên cạnh đó, các khoản
công nghiệp và xây dựng, là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Như vậy, đây là một dấu hiệu không tốt cho tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Đối
với các thành phần kinh tế thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế nhà nước không đáng kể, nợ quá hạn tập trung ngày càng nhiều vào các doanh nghiệp tư nhân và
công ty cổ phần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số nợ quá hạn.
-Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, thu nhập tăng trưởng với mức cao ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng trưởng ở mức cao nên đã làm giảm mức tăng trưởng của lợi nhuận. Nhìn chung thì tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm qua diễn biến theo xu hướng
ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới với những nỗ lực của mình cũng như của đội
ngũ cán bộ nhân viên cùng những biện pháp tích cực cho hoạt động tín dụng tin rằng
hoạt động của Ngân hàng sẽ ngày càng hiệu quả hơn, làm tăng uy tín cho Ngân hàng
VIB Cần Thơ nói riêng và Ngân hàng VIB Việt Nam nói chung.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Ngân hàng VIB Cần Thơ cũng như qua quá
trình phân tích, em xin đưa ra một vài kiến nghị cho hoạt động ngân hàng và nhà
nước trong thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển.
6.2.1. Đối với Ngân hàng VIB Cần Thơ
-Nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu, có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ dự
phòng rủi ro, chuyển hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn động lâu ngày; hoặc khai thác tài sản thế chấp, cầm cố như cho thuê, bán, đưa vào sử dụng tại ngân
hàng.
-Phối hợp với các ngân hàng thương mại khác trong hoạt động cung ứng như
dịch vụ ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua các hình thức đồng tài trợ, đồng bảo
lãnh, tư vấn, chia sẽ thông tin.
-Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào công tác
của từng cán bộ để có những đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng
với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hay đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể
giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong
hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao mà chất lượng
tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
-Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hay bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc
khách hàng bị giảm khả năng trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị khách hàng mua bảo
hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy ra đến khách hàng sẽ không dùng số tiền
vay cho mục đích khác như trị bệnh và ngân hàng vẫn có thể thu hồi đủ món nợ vay.
-Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng, bảo lãnh trong ngân hàng. Hệ thống
kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên, cán bộ
kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình.
-Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng, quan tâm đến hình thức bảo đảm
tiền vay bằng cổ phiếu, trái phiếu.
6.2.2. Đối với Ngân hàng VIB Việt Nam
-Tiếp tục hoàn thiện sổ tay tín dụng, quy trình cho vay, quan trọng nhất là phải
phù hợp với từng chi nhánh, từng thời kỳ.
-Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty này hoạt động nhằm
mục đích là tận thu bằng cách cho thuê, bán các tài sản liên quan đến nợ xấu.
-Khi chi nhánh trình hồ sơ tín dụng lên, ngân hàng cần giải quyết nhanh chóng,
nhằm giảm thời gian cho khách hàng, đảm bảo uy tín của ngân hàng.
6.2.3. Đối với Nhà nước
-Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều
kiện thuận lợi về hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, công chứng, xem đây không chỉ là nhiệm vụ của ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của đơn vị mình.
-Các quy chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu tránh nhầm lẫn trong quá trình thực
hiện.
-Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ chức
tín dụng.
-Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua các
chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển của ngân
hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
-Đảm bảo công tác thanh tra ngân hàng có hiệu quả, cán bộ thanh tra tích cực,
tận tình hướng dẫn ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình, chấp hành đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
2. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống Kê.
3. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 của Thống Đốc Ngân
hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/02/2002 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
5. TS. Hoàng Huy Hà, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004). “ Giải pháp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng (số 07).
6. PGS. TS. Nguyễn Đình Tự, Tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng (2005). “Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng (số chuyên đề năm 2005).
7.Tạp chí Ngân hàng ( TCNH)
- “Hậu quả rủi ro tín dụng”, TCNH số 10 năm 2002.
- “Quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng ở nước ta hiện nay”, TCNH số 04 năm
2004.
8. Ngân hàng Đầu và Phát triển Cần Thơ
- TS. Hoàng Huy Hà, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (2004). “Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng BIDV”, Báo cáo hoạt động Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2004.
- Quy trình tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, BIDV 09/2001. - Quy trình cho vay và quản lý tín dụng, BIDV 09/2004.
- Tài liệu chuyên đề về rủi ro tín dụng và xử lý nợ vay có vấn đề, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng, năm 2002.
9. “Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro” (01/11/2005), Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ (số 21).