7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn là những khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán, Ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Đây là một dạng nợ mà Ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Do đó phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho ta thấy thực tế số tiền m à Ngân hàng cho vay nhưng không th ể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu nợ gốc đã khó, thì khả năng thu lãi càng khó hơn. Trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế chỉ tiêu này đến mức thấp nhất vì nó có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng.
4.2.5.1. Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Về cơ cấu nợ quá hạn của Ngân hàng, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ quá hạn trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn năm 2006 là 68,27%, chiếm 64,71% vào năm 2007, năm 2008 có tỷ trọng là 62,89% trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ ngắn hạn. Tỷ trọng qua 3 năm của nợ quá hạn trung và dài hạn là 31,73% - 35,29% - 37,11%.
Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 3.129 68,27 5.828 64,71 10.493 62,89 2.699 86,26 4.655 80,04 Trung và dài hạn 1.454 31,73 3.178 35,29 6.192 37,11 1.724 118,57 3.014 94,84 Tổng cộng 4.583 100 9.006 100 16.685 100 4.423 96,51 7.679 85,27
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Hình 15: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh luôn tăng qua các năm, thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng ở bất kỳ cơ chế và thời điểm nào đều phát sinh nợ quá hạn và đây là vấn đề hết sức bình thường. Mọi hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, yếu tố rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận, vấn đề là hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro chủ quan có thể xảy ra. Nợ quá hạn theo thời hạn của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm và tăng với tốc độ rất cao: nợ ngắn hạn năm 2007 là 5.828 triệu đồng, tăng 86,26% so với 2006, sang năm 2008 tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 80,04% so với năm 2007. Về nợ quá hạn trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vế tốc độ tăng lại tăng cao hơn so với nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2007, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng 118,57% so với năm 2006. Năm 2008 tiếp tục tăng 94,84% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tăng mạnh qua các năm là do những năm qua tình hình kinh tế tỉnh có sự biến động: bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng, sâu gầy phá hoại cây trồng, giá xăng dầu tăng mạnh dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng theo... làm cho nông dân không có lời, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Sự đánh giá kiểm tra khách hàng của các cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác do đó tiềm ẩn rủi ro lớn, làm nợ quá hạn tại Ngân hàng tăng rất mạnh.
4.2.5.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế Nhà nước qua 3 năm đều không phát sinh nợ quá hạn. Điều này cho thấy thành phần kinh tế Nhà nước trong tỉnh có uy tín cao, hoạt động kinh doanh tương đối ổn định nên việc trả nợ cho Ngân hàng vẫn đang được thực hiện tốt. Từ đó cho thấy Ngân hàng rất có chọn lọc trong việc cho vay đối với thành phần kinh tế này. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ quá hạn, năm 2006 không phát sinh nợ quá hạn, năm 2007 có phát sinh nợ quá hạn nhưng rất thấp chỉ có 2,56%, đến năm 2008 tỷ trọng này là 3,01%. Thành phần kinh tế cá thể có tỷ trọng nợ quá hạn qua 3 năm đều rất cao (trên 90%) trong tổng nợ quá hạn. Đa số khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể đều vay ngắn hạn, do đó c ùng với nợ quá hạn ngắn hạn th ì nợ quá hạn thành phần kinh tế cá thể cũng chiếm tỷ trọng rất cao.
Bảng 17: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước - - - -
Kinh tế ngoài quốc doanh - - 231 2,56 503 3,01 231 100 272 117,24
Kinh tế cá thể 4.583 100 8.775 97,44 16.182 96,99 4.192 91,47 7.407 84,41
Tổng cộng 4.583 100 9.006 100 16.685 100 4.423 96,51 7.679 85,27
0 5000 10000 15000 20000 2006 2007 2008 Năm Triệ u đồng Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể
Hình 16: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Xét về tốc độ tăng giảm, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ tăng rất cao, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì không đáng kể so với thành phần kinh tế cá thể. Năm 2007 nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh là 231 triệu đồng tăng 100% so với năm 2006 do năm 2006 không có nợ quá hạn. Năm 2008 nợ quá hạn tăng tới 117,24% hay tăng 272 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tăng cao do nền kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, chi phí đầu vào. Một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.
Đối với kinh tế cá thể : Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ quá hạn của Chi nhánh trong những năm qua tập trung vào đối tượng này, cả về số tuyệt đối lẫn tương đối đều tăng rất cao. Năm 2007 nợ quá hạn của cá thể hộ gia đình tăng 91,47% tương ứng với 4.192 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tốc độ tăng nợ quá hạn là 84,41% tức tăng 7.407 triệu đồng so với năm 2007. Do doanh số cho vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, không có nguồn thu nhập phụ nếu như bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch
bệnh gây mất mùa, hoặc biến động về giá vật nuôi trên thị trường, không tìm được nguồn tiêu thụ thì họ sẽ không có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ quá hạn của đối tượng này cao.
4.2.5.3. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Xét về cơ cấu ngành nông nghiệp có tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất trong tổng nợ quá hạn theo ngành kinh tế. Năm 2006 có tỷ trọng là 47,24%, năm 2007 là 47,50 và chiếm 53,98% vào năm 2008. Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng thấp nhất, tỷ trọng qua 3 năm là 1,31% - 1,69% - 1,88%. Đối với ngành xây dựng có tỷ trọng tăng giảm qua các năm, năm 2006 là 2,40%, năm 2007 chiếm 7,27%, đến năm 2008 có tỷ trọng là 3,29%. Ngành thương nghiệp tuy có tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ nhưng tỷ trọng nợ quá hạn lại không cao lắm, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 14,14% - 11,97% - 9,74%. Ngành khác có tỷ trọng nợ quá hạn khá cao trong tổng nợ quá hạn (trên 30%).
Bảng 18: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 2.165 47,24 4.278 47,50 9.006 53,98 2.113 97,60 4.728 110,52
Công nghiệp chế biến 60 1,31 152 1,69 314 1,88 92 153,33 162 106,58
Xây dựng 110 2,40 655 7,27 549 3,29 545 495,45 (106) (16,18)
Thương nghiệp 648 14,14 1.078 11,97 1.625 9,74 430 66,36 547 50,74
Ngành khác 1.600 34,91 2.843 31,57 5.191 31,11 1.243 77,69 2.348 82,59
Tổng cộng 4.583 100 9.006 100 16.685 100 4.423 96,51 7.679 85,27
2006
14,14%
34,91% 47,24%
2,40% 1,31%
Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng
Thương nghiệp Ngành khác
Hình 17: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
- Về tốc độ tăng giảm, nợ quá hạn ngành nông nghiệp: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng cao qua các năm, năm 2007 nợ quá hạn tăng đến 97,60% so với năm 2006, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 110,52%. Về phía Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý khó khăn. Một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng nên khó kiểm soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng, mặt khác do đa số khách hàng sống ở nông thôn, thông tin liên lạc chưa thuận tiện lắm nên việc gửi giấy thông báo lãi hay điện thọai nhắc nhở khách hàng đóng lãi cũng gặp nhiều bất tiện vì vậy gây trở ngại cho công tác thu nợ của Ngân hàng. Thêm vào đó, trong những năm qua tình hình kinh tế có những biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản đứng giá, đa số người dân sản xuất nhỏ lẻ, không nắm bắt kịp thông tin thị trường nên việc sản xuất của một số hộ không hiệu quả gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
- Ngành công nghiệp chế biến: Nợ quá hạn ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng rất cao, tốc độ tăng trên 100%. Nợ quá hạn năm 2007 tăng 153,33% so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục tăng 106,58% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng rất cao nhưng do có tỷ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần chú ý đến các món vay của nhóm
2007 31,57% 11,97% 1,69% 7,27% 47,50% 2008 31,11% 9,74% 3,29% 1,88% 53,98%
khách hàng này, mặc dù Ngân hàng đang cố gắng nâng cao doanh số cho vay đối với ngành này nhưng cũng cần thẩm định và chon lọc kỹ khi cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao như hiện nay.
- Ngành xây dựng: Nợ quá hạn tăng giảm quá các năm, năm 2006 là 110 triệu đồng, sang năm 2007 tăng rất cao tới 495,45% so với năm 2006. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, thanh toán hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nãi trong việc trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, đối với khách hàng vay để xây hoặc sửa chửa nhà ở thì việc sử dụng vốn dùng cho các mục tiêu liên quan đến nhà ở nên món vay này khi được đầu tư thì nguồn trả nợ không hình thành từ vốn vay mà bằng một nguồn khác, nên khi nguồn thu nhập có vấn đề thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ quá hạn l à rất cao. Năm 2008 nợ quá hạn giảm 106 triệu đồng với tỷ lệ 16,18% so với năm 2007. Do nợ quá hạn năm 2007 tăng rất cao nên Ngân hàng đã chú trọng nhiều đến công tác thu hồi nợ, thẩm định kỹ, đánh giá rủi ro trước khi quyết định cho vay. Do đó làm cho doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ tăng lên nên nợ quá hạn năm 2008 đã giảm xuống.
- Đối với ngành thương nghiệp: Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua cũng tăng khá cao. Năm 2007 so với năm 2006 nợ quá hạn đối với ngành thương nghiệp tăng 430 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 66,36%. Đến năm 2008 tăng 547 triệu đồng tức tăng 50,74% so với 2007. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong những năm qua được sự khuyến khích của địa phương cộng với sự hỗ trợ của Ngân hàng, đây là lĩnh vực kinh doanh dễ kiếm lời và nhanh thu hồi vốn. Do vậy một số đối tượng không am hiểu cũng như chưa có kinh nghiệm thấy người khác kinh doanh có lời nên cũng ồ ạt kinh doanh theo. Như kinh doanh ô tô, xe máy phải đóng cửa do những ngành này cần vốn khá nhiều, chi phí phát sinh rất cao nếu không thu hút được khách hàng thì vốn không thu hồi được mà còn tốn thêm chi phí quản lý, kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Ngành khác: Nợ quá hạn của ngành này tăng cao qua các năm. Năm 2007 là 2.843 triệu đồng tăng 1.243 triệu đồng hay tăng 77,69% so với năm 2006. Sang năm 2008 là 5.191 triệu đồng, tăng 2.348 triệu đồng tức tăng 82,59% so với
năm 2007. Do nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh tác động khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Nợ quá hạn tăng chủ yếu do ngành thủy sản tăng cao, vì trong tổng nợ quá hạn ngành khác thì ngành thủy sản chiếm trên 90%. Hiện nay ngành thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tôm chết hàng loạt, lại bị các thương lái ép giá nên người dân không thu được lợi nhuận do đó không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Còn các ngành nhà hàng khách sạn, vận tải… thì ảnh hưởng không đáng kể.
Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Thêm vào đó, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện. Vì vậy, để nợ quá hạn ngày một giảm dần cần theo dõi quá trình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng, công tác thẩm định cần tiến hành thật kỹ, đồng thời cho vay có chọn lọc, có biện pháp đôn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ.
4.2.5.4. Phân tích tình hình nợ xấu phân theo nhóm
Như ta biết nợ quá hạn đã có nhiều rủi ro nhưng nợ xấu rủi ro còn cao hơn cho ngân hàng, nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Bảng 19: NỢ XẤU PHÂN THEO NHÓM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nợ nhóm 3 1.022 27,55 2.601 29,12 938 6,00 1.579 154,50 (1.663) (63,94) Nợ nhóm 4 704 18,98 807 9,04 3.596 22,99 103 14,63 2.789 345,60 Nợ nhóm 5 1.984 53,48 5.523 61,84 11.107 71,01 3.539 178,38 5.584 101,10 Tổng nợ xấu 3.710 100 8.931 100 15.641 100 5.221 140,73 6.710 75,13
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008