Lá cây: + Hình gì ?

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 49 - 53)

+ Hình gì ? ... + Màu sắc ra sao ? ... + Có thể so sánh lá cây với vật gì ?... c) Hoa: + Màu sắc ... + Hương thơm thế nào ? Có thể so sánh với hương thơm của loại hoa gì?...

+ Dáng vẻ ra sao ? Có thể so sánh hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa với vật gì?... d) Em hãy tìm một số từ ngữ diễn đạt những ý quan sát được: ...

Ngoài những bộ phận trên, em còn quan sát được những bộ phận nào khác của cây ? Hãy ghi rõ hình dáng, màu sắc của chúng ? ...

Câu 3: + Cái cây mà em quan sát có đặc điểm gì nổi bật ? Có thể dùng từ ngữ nào để diễn đạt ? ....

+ Khi quan sát các bộ phận của cây em thấy hình ảnh nào đáng chú ý nhất ? Hãy nêu rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình ? ....

(“Tập quan sát cây cối” - TV 4 - CT TN)

Ví dụ 2: Giáo viên phát phiếu cho các nhóm tìm hiểu từng phần của bài đọc:

Nhóm 1(trung bình): Nai nhỏ đã kể cho cho cha nghe những hành động nào của bạn ?

Nhóm 2(khá): Khi nghe Nai nhỏ kể về hành động gì của bạn thì người cha mới yên tâm? Vì sao?

Nhóm 3(giỏi): Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?

(“Bạn của Nai nhỏ” - T V 2 - CT mới) Ví dụ 3: Khi nói về mục đích tác động đến người đọc có 2 ý kiến:

1-Tác giả muốn ca gợi đức tính chí công vô tư biết vì lợi ích chung của Tô Hiến Thành.

2- Tác giả muốn nêu lên một bài học kinh nghiệm về việc sử dụng người đúng với khả năng không màng danh lợi.

Hãy trao đổi với bạn nhận xét của em về 2 ý kiến trên.

(“Một người chính trực” - T V 4 - CTTN) Ví dụ 4: Hãy cùng bạn bên cạnh tìm các từ chứa tiêng có âm r, d, gi có

nghĩa như sau:

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc... gần như nhau. - Phần thân cây lúa càn lại sau khi gặt.

- Truyền kiến thức, kinh nghiệm cho người khác. - Bộ phận để bao bọc cơ thể người, động vật.

(Chính tả: Phân biệt r/d/gi - TV 3 - CT TN) Ví dụ 5: Em sẽ nói gì khi:

- Lỡ dẫm vào chân bạn.

- Em mải chơi, quên làm việc nhà. - Em đùa nghịch va phải một cụ già.

(“Nói lời xin lỗi” - TV 2 - CT mới) Ví dụ 6:

Nhóm 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Những cái cầu ơi! Yêu sao yêu nghê. Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua sông bắc cầu lá tre

+ Trong đoạn thơ trên con vật nào được nhân hoá + Nhân hoá bằng cách nào?

Nhóm 2 +3: Trong những câu thơ sau cây cối, sự vật được xưng hô bằng gì? xưng hô như thế có tác dụng gì?

Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm gió Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp

(“Nhân hoá” - TV 3 - CT TN) Ví dụ 7: : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm:

Nhóm 1: Đọc và gạch dưới những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i. Nhóm 2: Đọc và gạch dưới những từ chỉ mầu sắc của sự vật.

Nhóm 3: Đọc và gạch dưới những từ chỉ hình dáng kích thước sự vật. Nhóm 4: Đọc và gạch dưới những từ chỉ hình dáng khác của sự vật.

(“Tính từ” - TV 4 - CTTN) Ví dụ 8: Hãy thảo luận với bạn cùng bàn với em để nối đúng nhân vật với giọng điệu của nó và phân vai để dựng lại câu chuyện trên.

Người dẫn chuyện: Điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.

Ngựa: Vui, pha chút hài hước.

Sói: Gian xảo nhưng giả bộ hiền từ.

(“Bác sỹ Sói” - T V 2 - CT mới)

Sau khi nhận nhiệm vụ học tập các nhóm trưởng đọc nội dung thảo luận cho từng thành viên trong nhóm nghe, dưới sự điều kiển, phân công của nhóm trưởng các thành viên trong nhóm lần lượt trao đổi, bàn bạc về nội dung học tập

từ đó chọn ra giải pháp hợp lý nhất để chẩn bị trình bày trước lớp. Giáo viên trong quá trình học sinh làm bài cần bao quát lớp, không để các em đùa nghịch làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của cả nhóm. Để bao quát được lớp giáo viên cần đến với các nhóm, giúp các em học tập đồng thời động viên các em tham gia học tập cùng nhóm, em nào mải chơi, mải nghịch giao viên cần nhắc nhở ngay, ý kiến của nhóm có thể được trình bày bằng lời hoặc tóm tắt trên giấy khổ lớn. Sau mỗi lần các nhóm trình bày cần có thời gian để học sinh nhóm khác hỏi, thắc mắc, chất vấn và nhóm vừa trình bày phải giải thích thêm hoặc cung cấp thêm thông tin. Kết thúc thảo luận giáo viên tổng kết, “chốt”lại ý đúng và giảng giải thêm cho học sinh hiểu sâu hơn về nhiệm vụ học tập.

Từ quy trình tổ chức dạy học theo nhóm như trên trên chúng ta thấy trong hình thức dạy học theo nhóm những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh lĩnh hội được hình thành thông qua quá trình tự vận động của bản thân và trao đổi giao lưu với bạn, thầy. Trong quá trình đó các em còn biết cách lắng nghe, kiểm tra, kiểm soát đánh giá công việc của nhóm của từng thành viên và của bản thân mình. Nhờ sự tác động nhiều chiều như vậy mà tri thức được hình thành trở nên sâu sắc hơn, bền vững hơn. Bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi của nhóm có tác dụng kích thích học sinh tiếp thu kiến thức, trách nhiệm với việc học của mình tạo cho các em cơ hội trình bày quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng của mình với bạn, với thầy cô thông qua đó học được cách hợp tác, thích nghi với môi trường tập thể. Từ đó hình thành nên mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm theo hướng biết chan hoà, thông cảm, động viên, hỗ trợ lẫn nhau. Giáo viên thông qua việc lắng nghe ý kiến của học sinh sẽ có biện pháp điều chỉnh hoặc tiếp thu tục duy trì những nội dung và phương hướng học của mình đồng thời điều chỉnh được những ý kiến, quan điểm chưa đúng của học sinh. Còn học sinh sau khi nghe kết luận chung nhất của giáo viên về vấn đề các em đang bàn bạc, các em có thể tự điều chỉnh nhận thức quan điểm của mình làm cho nó trở nên đúng đắn hơn hoặc lĩnh hội nó một cách sâu sắc hơn toàn diện hơn kiến thức lĩnh hội được sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tính khách quan, khoa học được tăng lên. Có thể nói việc tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ không những nâng cao hiệu quả học mà còn rèn luyện cho học sinh khả năng hợp tác, thích ứng.

Chương III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w