Niệm “VÔ THƯỜNG”

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TRI NHẬN MÔ HÌNH ẨN DỤ CẤU TRÚC TRÊN CỨ LIỆU CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 45 - 47)

I. Bản chất bộ phận của sự cấu trúc hóa ẩn dụ

1.2.1. niệm “VÔ THƯỜNG”

Khảo sát mô hình ẩn dụ cấu trúc: AB, trong đó A = ĐỜI NGƯỜI, B =

ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG, chúng tôi sẽ dựa vào ý niệm để giải mã quá trình biểu trưng hoá (vật thể và ngôn ngữ) của sự liên tưởng này.

VÔ THƯỜNG” là ý niệm “khoá” mà Trịnh Công Sơn đã dùng để thể hiện tư duy và cảm xúc của mình. Đoá hoa là biểu hiện rõ nét về sự vô thường. Và ý niệm ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG mở mang kiến thức cho ta, cung cấp sự hiểu biết về đời người thông qua sự hiểu biết về lẽ VÔ THƯỜNG của đời hoa. Bằng cách đó, con người tạo cho mình sự hiểu biết mới:

ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG.

Một trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận là vấn đề ý niệm hoá thế giới.

Ý niệm là đơn vị của tư duy, là yếu tố của ý thức. Ý niệm khác với khái niệm, không chỉ mang đặc trưng miêu tả, mà còn có cả đặc trưng tình cảm, ý chí và hình ảnh (hình tượng). Ý niệm không chỉ suy nghĩ, mà còn cảm xúc. Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ thống giá trị. Ý niệm tạo ra một lớp văn hoá trung gian giữa con người và thế giới.

Tóm lại ý niệm chứa ba thành tố: thành tố khái niệm, thành tố cảm xúc – hình tượng, thành tố văn hoá. Hai thành tố sau mang tính dân tộc sâu sắc. [33]

Cơ sở của ý niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận được thông qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua hoạt động tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thức ngôn ngữ.

Ý niệm là một hình ảnh, nó có thể chuyển động từ hình ảnh cảm tính sang một hình ảnh tư duy. Hoa thường có màu sắc, hương thơm. Hình ảnh hoa “nở – tàn” là một hiện tượng thiên nhiên. Hình ảnh cảm tính đó của hoa có thể chuyển thành hình ảnh tư duy trong ý niệm “VÔ THƯỜNG”.

Phương pháp phân tích ý niệm là sự tiếp nối của phương pháp phân tích thành tố, nó là công cụ của ngữ nghĩa học tri nhận, bản chất của nó phát hiện không những nội dung khái niệm, mà cả nội dung ngoài khái niệm, những yếu tố văn hoá, cảm xúc của người bản ngữ bao quanh nội dung khái niệm có chứa trong ý nghĩa từ vựng của từ.

Ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người về thế giới được hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hoá được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau).[30]

Ta hiểu rằng, triết lý là quan niệm, là cách nhìn thế giới của một người nào đó. Biểu tượng là sự phản ánh thế giới vào trong ý thức của con người. Triết lý, biểu tượng, ẩn dụ là nội dung được ý niệm biểu hiện.

Trong hai yếu tố để cấu tạo ẩn dụ tri nhận, mỗi yếu tố là một ý niệm. Với “ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG” ta có ý niệm: đời người (miền ĐÍCH –

target domain) và ý niệm: đoá hoa VÔ THƯỜNG (miền NGUỒN – source domain). Ý niệm đó là một cấu trúc trường – là một bức tranh ngôn ngữ về thế giới. Trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới có phần trung tâm là khái niệm (VÔ THƯỜNG). Phần ngoại vi là văn hoá – ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu ẨN DỤ TRI NHẬN MÔ HÌNH ẨN DỤ CẤU TRÚC TRÊN CỨ LIỆU CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)