Đánh Giá Hiệu Quả Huy động Vốn Trong Dân Cư Tại Chi Nhánh VCB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình (Trang 42)

2.3.1. Kết quả đạt được.

Nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế tăng cao cùng với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác như bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bưu điện, Kho bạc Nhà nước,

Quỹ hỗ trợ phát triển…đã khiến cho hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và VCB nói riêng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù vây, nhờ sự chuyển hướng mạnh mẽ trong công tác vốn theo mô hình quản lý mới, VCB vẫn duy trì được mức tăng trưởng nguồn vốn đủ để đầu tư theo dự án cũng như tạo đà cho mở rộng tín dụng và ổn định lợi nhuận.

Qua phân tích thực trạng về nghiệp vụ huy động vốn tại chi nhánh VCB Ba Đình, ta thấy công tác huy động vốn trong dân cư đạt được một số kết quả khích lệ như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động đạt được sự tăng trưởng vững, liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nhanh, vững chắc. Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt được 488.846.581.997 VND, năm 2006 là 673.583.023.906 VND, tăng 37,79% và năm 2007 là 1.164.860.411.156 VND, tăng 72,93% so với năm 2006 tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động cho vay, tạo thu nhập cho Ngân hàng. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn, mỗi cán bộ nhân viên đều nhận thức được tàm quan trọng của nghiệp vụ này, việc giao khoán chỉ tiêu huy động nó chung và huy động vốn trong dân cư nói riêng cho từng cán bộ đã phát huy hiệu quả. Việc triển khai các hình thức huy động luôn phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn ( như tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm bậc thang…) đã thu hút được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, nguồn vốn không kỳ hạn năm 2007 tăng mạnh so với 2 năm 2005, 2006 lần lượt là 742,9% và 268,04%. Tuy nhiên, nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn huy động được. Nguồn tiền gửi này có chi phí thấp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng só dư vốn huy động, giảm lãi suất đầu vào, giảm lãi suất đầu vào, giúp Ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ liên quan đến huy động vốn. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng trưởng đều, năm sau lớn hơn năm trước. Vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng. Năm 2006 tăng 93.348.594.045VND tương ứng với tỷ lệ 45,30% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 1,61 lần so với năm 2006, tương ứng với 181.261.177.485 VND. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã thực hiện hiệu quả chính sách khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

- Xét theo đối tượng huy động, nguồn tiền gửi huy động được từ khu vực dân cư đạt được kết quả tốt, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động

(>60%). Cụ thể, năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư là 460.164.261.459 VND, năm 2006 nguồn này tăng 31,58% so với năm 2005 và năm 2007 tăng gấp 1,33 lần so với năm 2006. Qua những kết quả đạt được, Chi nhánh đã tạo được lòng tin với dân chúng, làm cho tiền gửi của dân cư không ngừng tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng.

Điều này có thể giải thích:

- Thứ nhất: VCB Ba Đình là một trong những ngân hàng đầu tiên trên đường Đào Tân nên thu hút hầu hết các khoản huy động từ dân cư

- Thứ hai: thu nhập của người dân trong những năm qua đã tăng lên nhiều do , họ tin tưởng vào ngân hàng thay vì cất giữ ở nhà

- Thứ ba: chi nhánh VCB Ba Đình đã có chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn mà muốn rút ra trước hạn thì nhân viên ngân hàng có thể tư vấn có hai cách giải quyết: một là khách hàng dùng sổ tiết kiệm thế chấp vay tiền của ngân hàng, khi đến thời hạn sẽ rút tiền tiết kiệm để trả cho ngân hàng, cách thứ hai là ngân hàng cho họ rút tiền trước hạn và hưởng lãi suất theo thời gian họ thực gửi

- Cuối cùng với đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ cùng tác phong nhanh nhẹn và nhiệt tình với khách hàng cũng là một thế mạnh của VCB Ba Đình.

Bên cạnh đó với nhiều hình thức huy động vốn rất đa dạng và phong phú như tiết kiệm trúng thưởng đi du lịch Hawaii, hay trúng thưởng cùng Honda Civic, Thái Lan và nhiều hình thức tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm bậc thang khác cũng đa thu hút rất đông khách hàng gửi tiền gửi có kỳ hạn vào chi nhánh, có thể rút từng phần trong sổ tiết kiệm mà không bị thiệt về lãi suất. Công tác chi trả các khoản thuận lợi, đúng thời gian quy định, đảm bảo bí mật an toàn cho khách hàng gửi tiền.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. Những hạn chế.

Bên cạnh những kết những kết quả đạt được trong thời gian qua thì hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt là hoạt động huy động vốn tiền gửi còn có những hạn chế.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tăng đều đặn hàng năm, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trọng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2005: 460.164.261.459 VND, chiếm tỷ trọng 94,1%; năm 2006 đạt 605.478.200.143 VND

chiếm 89,9% và năm 2007: 807.002.847.405 VND chiếm 69,3% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của VCB Ba Đình đối với dân cư đã bị giảm đi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vốn của Chi nhánh.

- Về loại tiền gửi, Ngân hàng chủ yếu huy động bằng VND, vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp: năm 2006, tiền gửi USD huy động được là 124,486,317,949VND chiếm tỷ trọng 20,56%, năm 2007 huy động được 147,923,621,929 chiếm tỷ trọng 18.33% tổng tiền gửi dân cư.

- Việc phân đoạn thị trường theo từng nhóm đối tượng khách hàng: Việc phân đoạn thị trường theo từng nhóm đối tượng khách hàng còn kém, có thể lấy ví dụ như sau: sản phẩm gửi góp chưa được cụ thể hóa theo nhóm khách hàng cụ thể và việc thỏa mãn nhu cầu là chưa cao.

- Cách thức tiếp cận khách hàng chưa được coi trọng: với nhóm dối tượng cụ thể khách hàng VIP, khách hàng có thu nhập bất thường, Ngân hàng chưa có phương thức tiếp cận riêng, hết sức tế nhị, vì nhóm khách hàng này thường không muốn những người xung quanh biết mình có thu nhập cao và nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, bản thân họ rất ngại “trực tiếp” đến Ngân hàng gửi tiền. Do đó, để thu hút được nguồn vốn này, Ngân hàng có thể sử dụng các dịch vụ thu tiền tại nhà, qua điện thoại, theo yêu cầu của khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại.

a. Nguyên nhân khách quan.

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa.

Mặc dù, nhiều năm trở lại đây, nước ta luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng nhìn chung trình độ phát triển nền kinh tế nước ta còn thấp, môi trường kinh tế còn nhiều khó khăn, điều đó đã hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Nói chung, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người chưa thoát khỏi những nước có thu nhập thấp.

Năm 2006, GDP ước đạt 55.255 tỷ USD và bình quân đầu người đạt hơn 655 USD/năm, còn rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực.

Cũng do tình hình phát triển kinh tế, nguồn thu bằng ngoại tệ của nhân dân là không đáng kể, hiện nay chủ yếu là do lao động xuất khẩu nước ngoài gửi về, mà khi rút ra thì người dân thường đổi ngay ra VND cho tiện sử dụng, nên tác động đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của Ngân hàng.

Sự tồn tại những vấn đề trong quan hệ kinh tế thương mại của khách hàng, của doanh nghiệp như: gian lận thương mại; trốn thuế, tham ô, khai khống để hưởng thuế VAT là khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp, khách hàng này chủ yếu quan hệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, vì vậy đã làm hạn chế các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời, làm cho nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động.

Thị trường tài chính.

Theo ông Lê Đức Thúy – Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: So với cùng kỳ năm 2006, số tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế và lĩnh vực dân đều tăng, nhưng mức tiền gửi huy động của dân cư tăng thấp hơn, bằng một nửa năm ngoái. Điều đó chứng tỏ những người có tiền gửi tiết kiệm đang đầu tư vào cái khác trong đó có chứng khoán.

Việc dòng vốn nhàn rỗi trong dân cư đang ngày càng đổ dần vào thị trường chứng khoán, thay thế thói quen gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, đặt ngành ngân hàng trước sức ép cạnh tranh mới.

Các doanh nghiệp lâu nay chỉ quen đến ngân hàng vay vốn, nay có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn khá hữu hiệu là phát hành cổ phiếu qua TTCK. Vì vậy, sức hút của TTCK đối với các tổ chức, cá nhân đang gây ra một ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn tại các ngân hàng.

Sức ép cạnh tranh đã khiến các ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãi suất huy động vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Nhưng sức nóng của TTCK vẫn là thách thức lớn đối với các ngân hàng.

Về Khoa học công nghệ.

Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán chưa đạt đến trình độ tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, còn khoảng cách và có nguy cơ tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Các nhà dịch vụ Công nghệ thông tin và viễn thông trong nước chưa đủ khả năng cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ tiên tiến để hỗ trợ cho ngành ngân hàng

triển khai các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và phù hợp với tiêu chuẩn như các dịch vụ: Internet Banking, Phone Banking, Home Banking, PC Banking…làm hạn chế khả năng tiếp cận với các phương thức cung cấp sản phẩm ngân hàng hiện đại, gây khó khăn cho khách hàng sự dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hiện tại, VCB mới chỉ có ba dịch vụ điện tử là PC Banking, Internet Banking và SMS-Banking. Đến cuối năm 2007, Chi nhánh đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 máy ATM nhưng chất lượng của các ATM này là rất kém, luôn xảy ra tình trạng tê liệt do lỗi đường truyền và thường xuyên bị lỗi như nuốt thẻ, nuốt tiền, hoặc tự động trừ tiền trong tài khoản của khách hàng ...Điều này cho thấy công nghê ngân hàng cần phải đầu tư thích đáng hơn.

Yếu tố cạnh tranh trên thị trường:

Chi nhánh VCB Ba Đình nằm tại quận Ba Đình, là một quận trung tâm thành phố có rất nhiều chi nhánh và PGD của các ngân hàng, ngay tuyến phố Đào Tấn - trụ sở của VCB Ba Đình cũng có rất nhiều các ngân hàng khác cùng hoạt động, do vậy cũng ảng hưởng khá lớn đến sự biến động luồng tiền huy động của Ngân hàng.

Các nguyên nhân từ phía người dân:

* Chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng: Đây cũng là những nhược điểm lớn, không những ngăn cản hoạt động của Ngân hàng mà còn làm chậm đi quá trình Công nghiệp hoá - Điện đại hoá đất nước. Đại đa số dân chúng đều cho rằng Ngân hàng chỉ đơn thuần là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay, họ chưa thấy được các chức năng khác của Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, ngoài việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, thu tiền gửi tiết kiệm của dân, chỉ thực hiện các dịch vụ cho các doanh nghiệp là chủ yếu, hiện còn một mảng rất lớn những tiện ích của Ngân hàng dành cho các cá nhân bị bỏ trống.

*Tâm lý lo sợ trượt giá của đồng tiền: VND gần đây đã ổn định hơn song vẫn có sự trượt giá nhất định. Điều đó biểu hiện qua sự tăng lên của giá cả hàng hoá hay sụt giá so với đồng Dolla Mỹ. Vấn đề này là một nỗi ưu tư của người dân: họ còn phần nào dè dặt, một số người chuyển nội tệ ra USD, đồ nữ trang quý hiếm hay bất động sản có vẻ an toàn hơn.

* Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm: Tiết kiệm và tiêu dùng luôn là hai yếu tố đối nghịch nhau. Một điều rất hiển nhiên là những năm gần đây, với chính sách mở cửa và sự phát triển của cơ chế thị trường, áp lực của chủ nghĩa tiêu dùng ngày một tăng, trái

với nó là phần tiết kiệm trong dân chúng bị giảm bớt trước hết là cho bản thân và gia đình họ, nhưng sau cùng là ảnh hưởng đến việc nhập nguồn vốn từ dân cư qua con đường tiết kiệm...Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng sức mạnh tiêu dùng là động lực phát triển của sản xuất, phù hợp với chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Nhưng sự tiêu dùng hiện nay vượt quá mức cần thiết và có những hoạt động chi tiêu chưa chắc đã góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, ví dụ như tư tưởng sính ngoại, lãng phí, đua đòi... Vấn đề đặt ra là làm sao cho dân chúng hiểu được sự cần thiết và quan trọng của công tác tiết kiệm để từ đó xác định được mức tiêu dùng hợp lý.

* Thói quen giữ tiền tại nhà để tiện cho việc sử dụng: Thói quen này của người dân xuất phát từ nền sản xuất kém phát triển, kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã hạn chế giao lưu sản phẩn hàng hoá, giao lưu thương mại... Họ muốn bất cứ cái gì cũng có sẵn trong nhà, khi cần là sử dụng được ngay. Chính vì thế, thủ tục gửi rút tiền của ngân hàng có vẻ rườm rà, phức tạp, tốn thời gian. Hơn nữa khi để tiền tại nhà, họ có nhiều thuận lợi cho tiêu dùng hàng ngày, lại có thể nhanh chóng chuyển tiền mặt thành các tài sản khác nếu đồng tiền có nguy cơ mất giá.

b. Nguyên nhân chủ quan.

* Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chủng loại chưa đa dạng và chưa có nhiều loại dịch vụ mới. Chất lượng dịch vụ chưa cao. Nhìn chung, các dịch vụ của Chi nhánh còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Hệ thống nghiệp vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn nặng về các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới được đưa vào sử dụng chưa được Ngân hàng thực sự quan tâm. Các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện chủ yếu là tiền mặt, nên đối tượng chủ yếu của Ngân hàng chỉ là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống.

* Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở rộng nhưng chưa phát huy được hết thế mạnh của mình do phong cách phục vụ, tác phong giao tiếp của nhân viên Ngân hàng chưa phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Mặt khác, thời gian giao dịch lại trùng với giờ hành chính nên gây bất tiện cho khách hàng khi muốn đến giao dịch.

* Chính sách khách hàng vẫn chưa tạo nên sức hấp dẫn đối với khách hàng. Qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w