Đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ quá trình đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 65 - 69)

II. Các giải pháp chủ yếu

1. Về đổi mới công nghệ.

1.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ quá trình đổi mới công nghệ.

1.1 Đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ quá trình đổi mới côngnghệ. nghệ.

Để tiến hành đổi mới công nghệ, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn nhất định. Đặc biệt là các dự án đầu t đổi mới công nghệ lớn nh ở Công ty cổ phần xây dựng số 7 thì nhu cầu về vốn lại càng lớn. Để có số lợng vốn lớn để phục vụ quá trình đầu t đổi mới công nghệ, Công ty cần đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Trong thực tế, Công ty cổ phần xây dựng số 7 có thể huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau:

a. Vốn tự có (từ lợi nhuận để lại và trích khấu hao cơ bản TSCĐ):

Khi cha đầu t đổi mới công nghệ, nguồn vốn tự có của Công ty rất nhỏ nhng trong điều kiện đang đầu t đổi mới công nghệ nh hiện nay, Công ty có thể tăng nguồn vốn tự có nhằm tạo nguồn vốn cho các công tác đổi mới công nghệ bằng cách trích tỷ lệ khấu hao cơ bản tài sản cố định ở mức cao mà vẫn bảo đảm sản xuất có lãi. Và đúng quy định của Nhà nớc. Sở dĩ Công ty cổ phần xây dựng số 7 có thể làm đợc nh vy là do Chính phủ đã có quyết định 54/TTg ngày 01 tháng 01 năm 1995 của Thủ tớng Chính phủ: kể từ ngày 01/01/1995 các doanh nghiệp Nhà nớc đợc giữ toàn bộ khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn nhà nớc để đầu t thay thế, đổi mới TSCĐ. Tại thời điẻm này, quy định của nhà nớc về tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ là 10-12%.

Nhng theo quy định mới năm 1998, với dự án lớn nh của Công ty cổ phần xây dựng số 7có thể trích khấu hao cơ bản TSCĐ với tỷ lệ tối đa là 20%.

Đén năm 2001,Công ty cổ phần xây dựng số 7đang thực hiện trích khấu hao với tỷ lệ là 19%

Chúng ta sẽ áp dụng cả hai cách tính tỷ lệ khấu hao trên cho toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty để so sánh thời gian thu hồi vốn.

- KHCB đã trích năm 2001: 1.696.000.000đ - Giá trị còn lại đến ngày 01/01/2002: 3.570.000.000đ

Nếu tính mức khấu hao cơ bản hàng năm là 10% thì thời gian thu hồi vốn là: T1 = 8.927.000.000 10% 1 5 000 . 000 . 570 . 3 + ≈ ì (năm)

Nếu tính mức khấu hao cơ bản hàng năm là 19% thì thời gian thu hồi vốn là: T2 = 8.927.000.000 19% 1 3 000 . 000 . 570 . 3 = + ì (năm)

(trong đó, 1 là thời gian cả năm 2001).

Nh vậy, với tỷ lệ trích khấu hao cơ bản mới mà Công ty áp dụng năm 2001 là 19%, Công ty đã rút ngắn đợc 2 năm cho thời gian thu hồi vốn. Điều này thể hiện sự phù hợp với thực tế phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và sự rút ngắn chu kỳ đổi mới máy móc, thiết bị. Đồng thời, nó cũng hạn chế đợc sự ảnh hởng của yếu tố hao mòn vô hình. Tuy vậy, việc áp dụng tỷ lệ trích khấu hao 19% sẽ làm tăng giá thành cũng nh giá bán các loại sản phẩm xây dựng của Công ty. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần xác định rõ xem tỷ lệ trích khấu hao cao nh vậy có làm giá thành sản phẩm bị nâng lên quá cao hay không. Nếu giá thành bị nâng lên quá cao thì công ty cần xác định tỷ lệ trích khấu hao bao nhiêu là hợp lý để có thể vừa thu hồi đợc vốn nhanh hơn vừa không làm ảnh hởng quá nhiều đến giá thành và giá bán các sản phẩm xây dựng. Trong năm 2001 vừa qua, giá thành sản phẩm của Công ty là tơng đối cao, chính vì vậy trong kế hoạch định hớng năm 2002 Công ty cổ phần xây dựng số 7 phấn đấu áp dụng tỷ lệ trích khấu hao là 15% để vừa có thể hạ giá thành, vừa giảm đợc thời gian thu hồi vốn.

b. Vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng:

Theo kinh nghiệm của các nớc đang phát triển đi trớc, nguồn vốn tín dụng, ngân hàng là một nguồn quan trọng, đợc sử dụng rộng rãi để đổi mới rất có hiệu quả. Tuy nhiên, với lãi suất khá cao nh thời điểm hiện nay (10,1%/năm nh hiện nay) thì Công ty cần tính toán việc sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất cũng nh xác định tỷ lệ vốn vay tối u. Tỷ lệ này đợc gọi là cơ cấu tài chính hay hệ số nợ của Công ty. Bằng cách tăng tỷ lệ vốn nợ trong tổng số vốn đầu t, Công ty có thể dự tính một mức thu nhập cao hơn. Tuy vậy, điều đó cũng có nghĩa là Công ty cần xác định một cơ cấu tài chính tối u là cơ cấu cho phép Công ty có thu nhập dự tính cao nhất trong một mức độ rủi ro hợp lý, chấp nhận đợc.

Thực tế trong giai đoạn 1990 đến 1995, vốn vay ngân hàng là 68.921.052.000 đồng trong tổng số vốn đầu t là 184.114.295.716 đồng. Nh vậy, tỷ lệ vốn nợ trong tổng số vốn đầu t của Công ty là tơng đối lớn và để có thể vay đợc lợng vốn lớn nh vậy, Công ty đã phải lập phơng án trả nợ trình ngân hàng xét duyệt và đợc sự bảo lãnh của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, do hoạt động đầu t đổi mới công nghệ trong giai đoạn này hiệu quả cao nên đến nay Công ty đã trả gần hết nợ vay ngân hàng. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần xây dựng số 7 có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay nh một nguồn quan trọng để đầu t đổi mới công nghệ có hiệu quả.

c. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu cho dự án đổi mới công nghệ:

Trái phiếu Công ty là giấy chứng nhận đảm bảo Công ty vay nợ bên ngoài và đảm bảo trả cả vốn lẫn lãi trong một thời hạn nhất định. Lãi suất của trái phiếu công ty đợc xác định dựa trên khả năng thu lợi và nguyên tắc hấp dẫn đối với những ngời đầu t.

Đây là nguồn vốn rất lớn bổ sung cho nguồn vốn ngân hàng còn thiếu nhng việc huy động nguồn vốn này có nhiều khó khăn do tâm lý nhân lo ngại nền kinh tế phát triển không ổn định. Về nguồn vốn trong dân, ông Trần Văn Thành, một chuyên viên của WTO, cho rằng: Việt Nam ở trong vùng có vốn

d thừa nhất thế giới. Số vốn d thừa trong dân chúng Việt Nam khoảng 6 tỷ USD. Trong những năm tới, nguồn này sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong đầu t ở nhiều lĩnh ở nớc ta, trong đó có ngành xây dựng. Vì vậy Công ty cổ phần xây dựng số 7 phải có biện pháp huy động không chỉ vốn ở các doanh nghiệp và còn kêu gọi t nhân đầu t phát triển.

Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng số 7 đang ngày càng củng cố vững chắc vị thế của mình trên thị trờng đồng thời sản phẩm của Công ty cũng ngày càng chiếm đợc lòng tin của ngời tiêu dùng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu công ty nhằm bổ sung vốn cho quá trình đầu t đổi mới công nghệ, Công ty có thể sử dụng uy tín và của sản phẩm của mình để huy động vốn nhàn rỗi trong dân và trong các doanh nghiệp khác. Song nếu Công ty muốn phát hành trái phiếu thì phải đợc sự cho phép của Nhà nớc. Đồng thời công ty phải tính toán để khi đa vốn vào sử dụng thì phải đảm bảo thu lãi để có khả năng trả cả vốn lẫn lãi, tính đến lợi ích lâu dài của công ty vì mức lãi suất của trái phiếu phải hấp dẫn hơn so với mức lãi suất thu hút của Ngân hàng thì mới có thể huy động đợc nguồn vốn này.

d. Tận dụng chính sách cho trả chậm tiền máy móc, thiết bị của công ty nớc ngoài.

Thông thờng khi chúng ta mua máy móc, thiết bị của công ty nớc ngoài, họ thờng cho chúng ta trả chậm một số tiền máy móc, thiết bị. Số tiền này t- ơng đối lới so với số vốn đầu t đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, Công ty cổ phần xây dựng số 7 cần triệt để tận dụng chính sách này của các nớc bán máy móc, thiết bị để có thêm vốn đầu t đổi mới công nghệ.

Ngoài ra Công ty cổ phần xây dựng số 7 còn có thể tạo thêm nguồn vốn thông qua các hình thức liên doanh, liên kết hoặc phát hành cổ phiếu. Đây là những biện pháp huy động vốn rất tốt mà nếu thực hiện đợc công ty sẽ có thêm nguồn vốn để đầu t đổi mới công nghệ mà không phải trả lãi cho các nguồn vốn tăng thêm đó.

Tóm lại, tình trạng thiếu vốn làm cho các tổ chức kinh doanh ở Việt Nam nói chung bị lúng túng do không có tiền hoặc không có tiền kịp thời để mua các công nghệ và thiết bị tiên tiến hoặc phải chịu những thiệt thòi nhất định (chịu lãi suất cao, bị những ràng buộc về cạnh tranh…) khi vay vốn để tiến hành đổi mới công nghệ. Công ty cổ phần xây dựng số 7 cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn trong quá trình đổi mới công nghệ. Chính vì vậy, Công ty chỉ có thể tiến hành đổi mới công nghệ đồng bộ dần dần và theo từng phần mà không thể đổi mới công nghệ toàn diện, đồng bộ có hệ thống ngay một lúc đợc. Điều này đã làm giảm bớt hiệu quả do việc đổi mới công nghệ đem lại. Hơn nữa, việc huy động đủ vốn đã khó nhng việc sử dụng vốn huy động đợc có hiệu quả lại càng khó hơn vì không chỉ ảnh hởng đến khả năng trả nợ mà còn ảnh hởng tới khả năng vay tiếp cho các dự án sau này. Vì thế, Công ty cần phải huy động đủ nguồn vốn cần thiết theo một cơ cấu tài chính tối u đồng thời phải lựa chọn các bớc đổi mới công nghệ hợp lý và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w