Thặng d− th−ơng mại của Trung Quốc với các đối tác khác

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31 - 33)

Một tác động bất lợi đối với nỗ lực của Trung Quốc trong việc “làm nguội” nền kinh tế là thặng d− th−ơng mại tăng mạnh do tăng tr−ởng nhập

khẩu đã giảm xuống trong khi xuất khẩu vẫn ở mức cao. Tốc độ tăng tr−ởng nhập khẩu bình quân trong giai đoạn 2000 - 2006 của Trung Quốc chỉ đạt 23%/năm so với tốc độ tăng tr−ởng bình quân 25%/năm của kim ngạch xuất khẩu trong cùng giai đoạn. Nền kinh tế tăng tr−ởng nóng, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, đã khuyến khích nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng tăng nhanh. Tuy nhiên, sau một giai đoạn “bùng nổ” về nhập khẩu, Trung Quốc đã trở thành một n−ớc có xuất khẩu ròng tăng nhanh với kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa không chỉ có dệt may và các hàng tiêu dùng khác mà còn cả thép, kim loại màu và hóa chất tăng rõ rệt. Sau khi nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2004 với tốc độ 36%/năm so với 35% của kim ngạch xuất khẩu, tăng tr−ởng nhập khẩu đã giảm xuống còn 18% năm 2005 và 20% năm 2006 so với tốc độ tăng 35% và 28% của kim ngạch xuất khẩu.

Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này đ−ợc cho là do Trung Quốc duy trì chế độ định giá thấp đồng bản tệ để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc luôn gắn chặt đồng NDT vào đồng USD và duy trì tỷ giá NDT ở mức 8,28 NDT/1 USD. Căn cứ vào các chỉ số kinh tế nh− lạm phát, cán cân tài khoản vãng lai, tăng tr−ởng chung của toàn nền kinh tế, hầu hết các nhà kinh tế đều khẳng định rằng NDT đang đ−ợc định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó từ 10% đến 40%. Theo chỉ số giá Bic Mac của tờ The Economist, NDT đang đ−ợc định giá thấp hơn so với USD tới 57%. Mỹ và các đối tác th−ơng mại khác của Trung Quốc cho rằng, việc Trung Quốc định giá NDT thấp hơn so với giá trị thực đã giúp các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có đ−ợc lợi thế không cân bằng về giá. Đây đ−ợc coi là một nguyên nhân chính lý giải vì sao hàng hoá của Trung Quốc tràn ngập thị tr−ờng thế giới và Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều quốc gia. Với hy vọng việc tăng giá NDT sẽ làm giảm phần nào căng thẳng do tình hình nói trên gây ra, những yêu sách đ−a ra nhằm buộc Trung Quốc phải tăng giá NDT đã trở thành vấn đề hàng đầu trong nhiều cuộc đàm phán của Trung Quốc với các đối tác th−ơng mại, đặc biệt là Mỹ.

Thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc chiếm tới 1/4 tổng thâm hụt mậu dịch (617 tỷ USD) của Mỹ với cả thế giới năm 2004. Theo các nhà kinh tế Mỹ, nếu nh− Trung Quốc tăng 20% giá trị NDT so với USD và hầu hết các đồng tiền Châu á khác cũng h−ởng ứng theo, thì thâm hụt mậu dịch của Mỹ sẽ giảm 20% chỉ trong vòng 1-2 năm. Chính vì vậy, các nhà sản xuất Mỹ liên tục yêu cầu áp dụng các rào cản th−ơng mại đối với hàng hoá của Trung Quốc nếu nh− n−ớc này không điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NDT.

Ngày 3/9/2003, trong thời gian thăm Trung Quốc, Bộ tr−ởng Tài chính Mỹ đã chính thức nêu lại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu của Mỹ đòi Trung Quốc nâng giá NDT và áp dụng hệ thống tỷ giá thả nổi. Sau khi không đạt đ−ợc mục tiêu này, một số Th−ợng nghị sĩ Mỹ đã đ−a ra hai Dự luật trình Uỷ ban Tài chính Th−ợng nghị viện xem xét: Dự Luật S.1586, với nội dung yêu cầu chính quyền đánh bổ sung 27,5% thuế nhập khẩu advalorem (tức tính trên giá trị mặt hàng) vào các hàng hoá nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp từ Trung Quốc, nếu nh− trong vòng 180 ngày Trung Quốc không áp dụng các biện pháp thích hợp để tỷ giá hối đoái "phản ánh đúng" thị tr−ờng tiền tệ, tức đáp ứng yêu cầu nâng giá NDT của Mỹ; Dự luật S.1592, với tiêu đề chung hơn "Đạo luật bảo đảm tỷ giá tiền tệ công bằng 2003" (Fair Currency Enforcement Act of 2003), đề cập đến bất kỳ n−ớc nào áp dụng các biện pháp "cố tình điều tiết" tỷ giá hối đoái gây thiệt hại cho Mỹ.

EU cũng lên tiếng chỉ trích chính sách tỷ giá của các n−ớc châu á vì đồng Euro có xu h−ớng tăng giá so với USD trong khi các đồng tiền châu á

giữ ở mức thấp so với USD, làm cho hàng hoá của EU lại càng kém sức cạnh tranh. Ngay cả Nhật Bản cũng chỉ trích Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh thông qua cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và tại Hội nghị Cấp cao ASEAN cuối tháng 7/2003, Bộ tr−ởng Tài chính Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc để “các nguyên tắc thị tr−ờng” quyết định giá trị của NDT.

Để giảm thâm hụt cán cân thanh toán cho EU, Mỹ… Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp tự nguyện hạn chế xuất khẩu theo quy định của WTO nh− tăng thuế một số mặt hàng dệt may xuất khẩu, nhằm tăng giá và hạn chế l−ợng hàng xuất khẩu của một số nhóm hàng dệt may. Biện pháp này cũng có thể đ−ợc Trung Quốc áp dụng cho các mặt hàng khác nhằm giảm sức ép quốc tế về tăng giá NDT. Tuy nhiên, các đối tác th−ơng mại và đầu t− của Trung Quốc cho rằng các biện pháp trên là ch−a đủ mạnh và hy vọng một tỷ giá hối đoái thấp hơn để đẩy mạnh sản xuất của họ, tăng giá các dự án đầu t− vào Trung Quốc, giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỳ giá nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)