Tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiếp nhận hàng hoá công việc:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 46)

I. CÁC LOẠI TRANH CHẤP PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2. Tranh chấp phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiếp nhận hàng hoá công việc:

hàng hoá công vic:

Trong hoạt động kinh doanh việc một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán hoặc tiếo nhận hàng hoá công việc thường xuyên sảy ra, bởi nó liên quan đến tiền hàng, nhiều khi các bên chưa có tiền, chưa giao kịp hàng thậm chí có rồi nhưng vì một lý do tế nhị nào đó mà các bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và tiếp nhận hàng hoá công việc dẫn đến tranh chấp sảy ra. Sau đây là 02 ví dụ về vấn đề này:

V tranh chp th nht:

Nguyên đơn là một doanh nghiệp Việt Nam, Bị đơn là một công ty Hoa Kỳ các vấn đề cần được giải quyết là nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn, tính tiền lãi suất.

Tóm tt s vic:

Nguyên đơn và Bị đơn đã ký 02 hợp đồng mua bán số 24 -X2 ngày 08/7/1999 và số 29- X2 ngày 29/7/1999 theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 44MT hạt tiêu đen theo điều kiện FOB Cảng Thành phố Hồ Chí MInh thanh toán bằng D/P, các chứng từ được yêu cầu gồm: vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu (Clean on board B/L), hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận số lượng và phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, phiếu đóng gói.

Thực hiện hợp đồng số 24-X2, Nguyên đơn đã giao 14 MT hạt tiêu đen, lấy vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 24/7/1999, Nguyên đơn lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng A ở Tiền Giang thu hộ 61.230 USD, ngân hàng A đã đồng ý thu hộ. Ngân hàng A đã gửi bộ chứng từ tới ngân hàng North Banc (Hoa kỳ) nhờ ngân hàng

này thu tiền theo D/P. Sau đó ngân hàng A và Nguyên đơn đã nhiều lần gửi Fax đòi tiền từ ngân hàng North Banc và Bị đơn nhưng vẫn không được trả.

Thực hiện hợp đồng số 29-X2 Nguyên đơn đã giao cho Bị đơn 30 MT hạt tiêu đen, lấy vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 20/8/1999, Nguyên đơn lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng Việt nam B ở Hậu Giang thu hộ 124.150 USD theo D/P, ngân hàng Việt Nam B đã đồng ý và đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng North Banc (Hoa kỳ) nhờ ngân hàng này thu tiền theo D/P. Tiếp theo ngân hàng Việt Nam B cùng và Nguyên đơn đã nhiều lần gửi Telex, Fax, thư đòi tiền từ ngân hàng NorthBanc và Bị đơn nhưng vẫn chưa được trả tiền.

Mặc dù, chưa thanh toán tiền hàng nhưng theo thông báo của hãng tàu, Bị đơn đã nhận cả hai lô hàng bằng vận đơn gốc do hãng tàu ký phát, chuyến cuối cùng nhận ngày 10/9/1999.

Sau ngày 10/9/1999 Nguyên đơn tiếp tục gửi nhiều điện, fax đòi Bị đơn trả tiền hàng nhưng Bị đơn vẫn chưa trả. Ngân hàng A và Ngân hàng Việt Nam B đã gửi thư, điện, fax đòi ngân hàng Nothr Banc gửi trả tiền hoặc trả lại bộ chứng từ nhưng ngân hàng Nothr Banc không trả lời.

Ngày 14/12/1999 Bị đơn gửi Fax cho Nguyên đơn yêu cầu Nguyên đơn kéo dài thêm một thời gian nữa cho việc thanh toán 61.230 USD và 13.150 USD tiền hàng và Bị đơn sẵn sàng trả lãi suất theo mức 9%/năm. Ngày 15/12/1999 Nguyên đơn đã gửi fax cho Bị đơn không chấp nhận đề nghị trong bản fax ngày 14/12/1999 của Bị đơn. Đồng thời Nguyên đơn tuyên bố nếu đến ngày 20/12/1999 mà Bị đơn không trả tiền hàng thì Nguyên đơn sẽ kiện Bị đơn theo quy định của Hợp đồng. Hết ngày 30/12/1999 vẫn không nhận được tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài đòi bị đơn trả 195.380USD tiền hàng và lãi suất 9%/năm, tính từ ngày nhận hàng 10/9/1999 đến ngày trọng tài xét xử.

Phân tích và quyết định ca Trng tài:

- Về nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn: Đã ký hợp đồng mua hàng, Bị đơn có nghĩa vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn theo phương thức thanh toán D/P, Bị đơn phải trả tiền hàng cho Nguyên đơn thì mới nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng, trong đó có vận đơn để nhận hàng. Trên thực tế, Bị đơn chưa trả tiền hàng nhưng đã nhận được

hàng và đã bán lô hàng đó cho người khác. Điều này được chứng minh bởi thông báo của hãng tàu BCL Word Link International Ltd cho Cảng Sài Gòn và bản Fax ngày 14/12/1999 của Bị đơn gửi cho Nguyên đơn đã nhận được hàng thì Bị đơn có nghĩa vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn. Đồng thời trong bản fax ngày 24/12/1999 Bị đơn đề nghị kéo dài thêm một thời gian nữa cho việc thanh toán 195.380USD. Như vậy, rõ ràng Bị đơn đã thừa nhận là Bị đơn có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng là 195.380USD cho Nguyên đơn. Đến ngày trọng tài xét xử vụ kiện (8/7/2000) Bị đơn vẫn chưa trả tiền hàng cho Nguyên đơn, rõ ràng Bị đơn đã cố tình vi phạm nghĩa vụ trả tiền hàng. Vì vậy trọng tài quyết định buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn 195.380USD tiền hàng.

- Về tiền lãi suất:

Ngày 10/9/1999 là ngày Bị đơn nhận xong hàng, do đó nếu Bị đơn làm thủ tục trả tiền hàng ngay thì tiền hàng cũng phải qua hệ thống ngân hàng rồi mới tới tay Nguyên đơn. Vì thế, trọng tài xác định mốc thời gian hợp lý để tính lãi suất sẽ là từ ngày 20/9/1999. Mức lãi suất 9%/năm do Nguyên đơn tính toán là quá cao và không phù hợp với mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Từ đó, trọng tài chấp nhận đối với thời gian chậm trả tiền hàng từ ngày 20/9/1999 đến ngày 8/7/2000 (ngày trọng tài xét xử) Nguyên đơn chỉ được hưởng lãi suất theo mức lãi suất tiền vay trung bình do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố vào thời gian này là 5%/năm. (Nguồn số liệu trích từ sách Tranh chấp từ hợp

đồng XNK án lệ trọng tài và kinh nghiệm của PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết)

V tranh chp th 2: Là vụ tranh chấp giữa Xí nghiệp muối Phương Cự và Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 sau đây phát sinh cũng do nguyên nhân không thanh toán sòng phẳng và dứt điểm tiền hàng cho bên kia:

Ngày 29/5/1993, Xí nghiệp muối Phương Cự (bên A) ký hợp đồng số 41/HĐ với xí nghiệp trộn muối Iốt số 2 (Bên B), theo đó bên A bán cho bên B 2000 tấn muối hạt với đơn giá 70.000 đồng/tấn thành tiền là 140.000.000 đồng. Hợp đồng quy định bên B phải giao tiền cho bên A ngay sau khi ký hợp đồng và hàng sẽ được giao tại kho T1, T2, T3 của Bên A vào tháng 11 và 12 năm 1993 nếu trong tháng 12/1993 bên B không nhận hết hàng thì phải chịu chi phí lưu kho 500đ/tấn/tháng

theo số lượng còn lại. Thực hiện hợp đồng này, bên B tiến hành vay tiền của ngân hàng và đến ngày 3/12/1993 thì cắt séc chuyển tiền cho bên A. Do khó khăn về nguồn tiêu thụ, bên B đã đặt vấn đề với bên A ngày 27/11/1993 hai bên đã gặp nhau và thống nhất kéo dài thời hạn giao hàng sang năm 1994. Sau đó bên B vẫn không chịu nhận hàng với lý do là chưa tìm được nguồn tiêu thụ. Với thiện chí thực hiện hợp đồng và muốn tạo điều kiện thuận lợi cho bên B, bên A lại cho phép bên B thoả thuận lại. Ngày 26/4/1994 Giám đốc của hai bên đã thống nhất phương hướng giải quyết như sau: Cho bên B tiến hành khảo sát tìm thị trường tiêu thụ và thông báo cho bên A biết để thống nhất và tiến hành thực hiện hợp đồng từ tháng 5 đến tháng 12/1994 và sẽ không bắt bên B trả tiền lưu kho trong khoảng thời gian trên. Nếu quá 31/12/1994 bên B không nhận hàng thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và bên B phải bồi thường cho bên A kể cả những thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra sau ngày 31/12/1994 với điều kiện bên A phải cung cấp đủ bằng chứng hợp lý.

Sau khi thoả thuận như vậy bên B vẫn chưa thoả mãn và vẫn tiếp tục đưa ra yêu sách, xin bên A gia hạn thêm với quyết tâm thực hiện hợp đồng, một lần nữa bên A đã chấp nhận yêu cầu của bên B, Ngày 30/4/1994 hai bên lại hẹn gặp nhau để ký phụ lục số 19/HĐ bổ xung và điều chỉnh hợp đồng số 41 HĐ với tinh thần cụ thể hoá những thoả thuận hai bên đã đạt được trong ngày 26/4/1994 và bên A tiếp tục gia hạn thực hiện hợp đồng đối với bên B. Nội dung của phụ lục là:

+ Bên A gia hạn thực hiện hợp đồng số 41/HĐ đến hết ngày 31/5/1995;

+ Bên B không phải chịu chi phí lưu kho từ ngày ký phụ lục số 19/HĐ cho đến ngày 31/5/1995;

+ Khi nhận hàng bên B phải thông báo trước 5 ngày để bên A tổ chức thực hiện;

+ Phụ lục hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1/5/1994 đến 31/5/1995.

Tuy đã được gia hạn nhiều lần nhưng bên B vẫn không chịu nhận hàng. Ngày 10/5/1994 bên B có công văn số 53/XN gửi bên A đề nghị huỷ bỏ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục kèm theo.

Nhận được công văn đòi huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục 19/HĐ ngày 3/6/1994 bên A có văn bản số 26/XNM không chấp nhận huỷ bỏ HĐKT số 41/HĐ

và phụ lục số 19/HĐ theo đề nghị của bên B, văn bản này còn nói rõ rằng nếu bên B huỷ hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại do việc huỷ hợp đồng gây ra. Ngày 9/7/1994 bên B có đơn số 61/XN gửi Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đề nghị Toà án xử lý huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục số 19/HĐ, bên B đưa ra lý do là bên A đã tự ý bán hàng và khi bên B đưa khách hàng đến kho của bên A để nhận hàng thì bên A không còn hàng tốt để giao, bên B yêu cầu bên A hoàn lại số tiền đã nhận là 140.000.000 đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản lãi phát sinh trong quá trình bên A giữ tiền).

Nhận được đơn kiện của bên B, Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hoà giải giữa hai bên. Ngày 18/7/1994 Giám đốc xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 uỷ quyền cho Ông L với nội dung thay mặt Giám đốc, Ông L đòi huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục 19/HĐ và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại cho bên B.

Tại giấy uỷ quyền số 42/UQ ngày 13/7/1993, Giám đốc xí nghiệp muối Phương Cự uỷ quyền cho Ông T tham gia hoà giải trên tinh thần hiệp thương đã thống nhất trong hội đồng xí nghiệp, văn bản uỷ quyền này không nêu rõ lý do nội dung cụ thể trong văn bản uỷ quyền của Giám đốc xí nghiệp muối trộn Iốt số 2.

Khi đại diện hai bên đến hoà giải, Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận không yêu cầu hai bên xuất trình bất kỳ bằng chứng gì về việc uỷ quyền mà chỉ tiến hành hoà giải giữa hai bên. Sau nhiều lần hoà giải không thành, ngày 12/8/1994 hai bên đã đi đến thoả thuận.

+ Huỷ hợp đồng số 41/HĐ ký ngày 29/5/1993 và phụ lục hợp đồng số 19/HĐ ký ngày 30/4/1994;

+ Xí nghiệp muối Phương Cự có nghĩa vụ trả lại số tiền 140.000.000 đồng cho Xí nghiệp muốn trộn Iốt 2.

+ Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 có nghĩa vụ trả cho xí nghiệp muối Phương Cự 4.000.000 đồng phí lưu kho của 2000 tấn muối từ 30/4/1994 đến 12/8/1994 và 2.000.000 đồng các thiệt hại khác.

Ngày 13/8/1994 Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định số 01/QĐCNSTT công nhận sự thoả thuận của hai bên với nội dung như trong biên bản hoà giải thành mà hai bên đã ký ngày 12/8/1994. Sau khi quyết định trên đã có

hiệu lực ngày 22/8/1994, Giám đốc Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 có đơn kháng cáo gửi đến Toà án nhân dân tối cao đề nghị xét xử lại theo hướng huỷ hợp đồng 41/HĐ và phụ lục 19/HĐ, buộc xí nghiệp muối Phương Cự bồi thường thiệt hại. Kháng cáo cũng nêu rằng việc Ông L ký vào biên bản hoà giải thành có nội dung như đã nêu trên là vượt quá phạm vi uỷ quyền. Nhận được đơn kháng cáo của Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 và sau khi xem xét vụ việc ngày 31/12/1994 Phó Chánh toà án nhân dân tối cao có kháng nghị số 02/KT kháng nghị phần quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 01/QĐCNSTT ngày 13/8/1994 của Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận buộc xí nghiệp muối trộn Iốt số 2 bồi thường cho xí nghiệp muối Phương Cự 4.000.000 đồng phí lưu kho và 2.000.000 đồng chi phí thiệt hại khác do vượt quá phạm vi uỷ quyền, đề nghị Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự Giám đốc thẩm, huỷ bỏ phần quyết định nói trên để giải quyết lại theo thủ tục chung phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của xí nghiệp muối trộn Iốt số 2.

Tại phiên toà Giám đốc thẩm ngày 2/3/1995 sau khi nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trình bày, nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đã chấp nhận kháng nghị của Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao huỷ phần quyết định công nhận sự thoả thuận vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không chấp nhận đơn kháng cáo số 07 ngày 22/8/1994 của Xí nghiệp muối trộn Iốt số 2. Trong vụ việc này bên A đã luôn thực hiện đúng những thoả thuận giữa hai bên, những điều bên B đã trình bày như: Bên A đã tự ý bán hàng khi bên B đưa khách hàng đến để nhận hàng thì bên A không có hàng để giao đều không được chấp nhận vì không có bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh, Bên B đã đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A theo đúng quy định của pháp luật.

Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao giao vụ việc cho Toà án nhân dân Tỉnh Ninh Thuận xét xử lại từ giai đoạn Sơ thẩm.

Theo định hướng này, Toà án Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận đã xét xử tranh chấp như sau:

+ Huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục số 19/HĐ;

+ Bên B trả cho Bên A những chi phí phát sinh do việc huỷ hợp đồng số 41/HĐ và phụ lục 19/HĐ. Cụ thể là 4.000.000 đồng phí lưu kho của 2.000 tấn muối từ 30/4/1994 đến 8/1994 theo mức phạt hai bên đã thoả thuận là 500 đồng/tấn/tháng và 2.000.000 đồng các chi phí khác.

Về thực chất bản án này có nội dung giống quyết định số 01/QĐCNSTT

Mt vài nhn xét t v tranh chp trên:

Trong vụ tranh chấp trên mục đích của bên B là huỷ hợp đồng, bên B xin gia hạn thực hiện không phải để tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng mà để tìm cớ để huỷ hợp đồng. Phụ lục số 19/HĐ mới có hiệu lực được 10 ngày, bên B đã gửi đơn đòi huỷ hợp đồng và phụ lục đó, không những đã đơn phương huỷ hợp đồng mà bên B còn yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại. Bên A rất có thiện chí với khách hàng của mình, vừa gia hạn hợp đồng nhiều lần vừa không tính phí lưu kho đến hết ngày 31/5/1995 nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho bên B thực hiện cam kết của mình nhưng bên A đã gặp phải một khách hàng không biết điều. Lẽ ra sau nhiều

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)