Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách giải quyết hợp đồng kinh tế vô hiệu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Một hợp đồng được ký kết không đảm bảo được các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ trở nên vô hiệu; Khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định các HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ.

♦ Nội dung Hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật.

♦ Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

♦ Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Trong các dấu hiệu trên thì dấu hiệu người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền dẫn tới HĐKT vô hiệu là phổ biến nhất. Thế nào là người ký HĐKT không đúng thẩm quyền? Điều 9 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 5,6 Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định người có thẩm quyền ký kết HĐKT là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh.

♦ Việc uỷ quyền phải thể hiện bằng văn bản, văn bản uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ của người uỷ quyền, của người được uỷ quyền, số chứng minh nhân dân của người được uỷ quyền, nội dung và thời hạn uỷ quyền.

♦ Người được uỷ quyền chỉ hành động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền cho người khác.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn, thấy có một số vướng mắc về uỷ quyền cần được xem xét như sau:

Th nht: Việc xác định uỷ quyền sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết: Về nguyên tắc việc uỷ quyền đòi hỏi phải được xác định trước khi ký HĐKT. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều HĐKT do Phó giám đốc doanh nghiệp ký, không có uỷ quyền của Giám đốc nhưng sau khi Phó giám đốc ký hợp đồng thì Giám đốc doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản uỷ quyền cho Phó giám đốc ký kết HĐKT đã ký. Vậy việc đồng ý như vậy có được chấp nhận không?.

Th hai: Văn bản phân công trách nhiệm của các thành viên trong nội bộ Ban lãnh đạo của một pháp nhân có phải là văn bản uỷ quyền thường xuyên để ký kết hợp đồng kinh tế không?

Th ba: Việc uỷ quyền ký kết HĐKT đối với các đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ (Chi nhánh của pháp nhân) cũng là một vấn đề cần quan tâm. Vì hiện nay rất nhiều chi nhánh của pháp nhân lợi dụng ký kết HĐKT vượt quá phạm vi được uỷ quyền của mình và lợi dụng tư cách pháp nhân để kinh doanh trái pháp luật.

* X lý hp đồng kinh tế vô hiu.

Việc xử lý HĐKT vô hiệu được quy định tại Điều 39, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Nội dung cơ bản của điều này là vấn đề xử lý về tài sản đối với các bên ký kết HĐKT vô hiệu theo các nguyên tắc sau đây:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)