III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO
1. Về phía nhà nước
Trước hết, Nhà nước phải không ngừng kiện toàn hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và đảm bảo quyền lợi cho tổ chức kinh tế trong nước khi tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện các chính sách về lãi suất, thuế, luật đầu tư trong nước.
Nhà nước đổi mới công tác quyết toán và xét duyệt của khoản đầu tư. Hiện nay, thủ tục về quyết toán và quy chế về đầu tư còn rườm rà, phức tạp, qua nhiều cửa, nhiều dấu, dẫn đến tình trạng tài sản cố định đưa vào hoạt động, khai thác đã nhiều năm mà vẫn chưa quyết toán được.
Về chế độ khấu hao tài sản cố định, Công ty nên đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục quản lý vốn, Cục quản lý vốn cho phép tính tăng khấu hao để đảm bảo thu hồi vốn, chống lại hao mòn vô định hình của tài sản.
Cuối cùng để giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được thuận lợi, Bộ tài chính nên có sự ổn định tương đối trong việc ra các chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh. Đồng thời, nếu có thể thì bộ cũng nên xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tham chiếu để Công ty có thể tính toán và so sánh hệ thống chỉ tiêu của mình với mức chung của ngành. Từ đó, giúp Công ty biết được xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu đó đã hợp lý chưa.
2. Về phía công ty.
Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần quan tâm tới vấn đề nâng cao trình độ cho đội ngũ người lao động cũng như nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý.
Về vấn đề này, Công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo, tự chủ trọng công việc, luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức. Công ty cần tổ chức các lớp để bồi dưỡng tại chỗ để có thể giúp cán bộ và lao động trong Công ty cập nhật hoá các thông tin và kiến thức cho phù hợp với tình hình mới.
Trên đây là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn hạn chế cũng như do tính phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nên những giải pháp và kiến nghị trên sẽ không tránh khỏi nhiều điểm chưa phù hợp, cần phải xem xét lại. Song những giải pháp này có thể coi là những cố gắng nhằm giúp Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là nguồn lực tài chính hiện đang là đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế Việt Nam. Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary cũng không nằm ngoài đòi hỏi này. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy, quy mô kinh doanh vừa. Do đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là rất cần thiết, nó góp phần tạo lực nhằm đưa Công ty thành một doanh nghiệp chủ lực trong ngành.
Sau thời gian thực tập tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các anh chị trong phòng Kế toán cũng như sự chỉ đạo cặn kẽ , trên cơ sở những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập, em đã hoàn thành báo cáo của mình. Báo cáo này không có tham vọng đưa ra được những giải pháp hoàn toàn đúng đắn, ảnh hưởng tích cực thực sự tới hoạt động quản lý tài chính của công ty mà đây chỉ là sự so sánh, đối chiếu giữa thực tế và những lý luận đã được trang bị, với mục đích cao nhất là có thể phần nào đưa ra những nhận xét, gợi ý để hoàn thiện hoạt động quản lý và sử dụng vốn cho công ty.
Do hạn chế trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như hạn chế về kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót, ngộ nhận, thiếu thực tế… Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, và các cán bộ nhân viên phòng Kế toán Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế chính trị
- Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Giáo trình thẩm định tài chính dự án - Giáo trình toán tài chính
- Tạp chí tài chính doanh nghiệp - Giáo trình maketing
- Tạp chí kinh tế
- Báo cáo tài chính của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary - Bảng cân đối kế toán của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary - Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chế tạo máy điện Việt Nam –
Hungary
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I...2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN...2 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN...2 1. Khái niệm về vốn...2 2. Vai trò của vốn...3 2.1. Về mặt pháp lý...3 2.2. Về mặt kinh tế...4
3. Những đặc trưng cơ bản của vốn...4
4. Phân loại vốn trong doanh nghiệp...5
4.1. Vốn cố định: ...6
4.2. Vốn lưu động...8
4.3. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả...11
4.4. Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời...12
5. Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp...12
6. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp...12
6.1. Khái niệm:...13
6.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp...13
II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN...14
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...14
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ...15
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung...15
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định...15
2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động...16
III. BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP...17
1. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm...17
2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn...17
3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh...18
4. Tăng cường hoạt động Marketing...18
5. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh...19
6. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế...19
CHƯƠNG II...21
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARY...21
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM- HUNGGARY...21
1. Lịch sử hình thành và phát triển ...21
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty...22
2.1.Đặc điểm sản phẩm thị trường...22
2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...23
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty...23
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty...25
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY...25
1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty...25
1.1. Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005...26
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...27
2. Cơ cấu vốn của công ty...29
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARY...33
1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định...33
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động...35
3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty...38
CHƯƠNG III...41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY...41
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA...41
1. Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary...41
2. Những hạn chế cần khắc phục trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungary...42
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY...43
1. Giải pháp về chính sách, sản phẩm, thị trường, khách hàng...43
2. Giải pháp tạo vốn...44
3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh...44
5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh
tế...47
6. Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong sản xuất kinh doanh...47
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG THỜI GIAN TỚI...48
1. Về phía nhà nước...48
2. Về phía công ty...48
KẾT LUẬN...50