Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary (Trang 35)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN CỦA CÔNGTY CHẾ

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động là số vốn tối thiểu, cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất quy mô sản xuất kinh doanh dự kiến trước trong các kế hoạch – khoa học – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đáp ứng được nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn. Mặt khác, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động và mang nhiều hình thức khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá… và lại trở về hình thái tiền tệ cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất hàng hoá, vốn lưu động cũng biến động theo chu kỳ. Chu kỳ vận động của vốn lưu động được xây dựng kể từ lúc bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản

phẩm hàng hoá. Do vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó sức sinh lợi của vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng lợi nhuận phần trong kỳ. Doanh lợi vốn lưu động càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary qua 3 năm 2003, 2004, 2005 ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trong bảng tính sau:

Bảng : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong 3 năm 2003,2004,2005

Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/200 3 So sánh 2005/2004

1.Doanh thu thuần 127249 133048 151932 5799 18884

2. Lợi nhuận thuần 2162 2236 3053 74 817

3. Vốn lưu động bình quân 46787 62639 91062 15852 28423 4. Vòng quay vốn lưu động 2,72 2,124 1,668 -0,596 -0,456 5. Số ngày của 1 vòng quay 132 169 215 37 46 6. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,368 0,471 0,599 0,103 0,128 7. Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động 0,0462 0,0357 0,0335 -0,0105 -0,0022

(Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào bảng KCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2003, 2004, 2005)

Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy:

Vòng quay vốn lưu động trong các năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 2,27; 2,124; 1,668. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong 3 năm này sẽ đem lại tương ứng là 2,72; 2,124; 1,668 đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác là trong kỳ kinh doanh vốn lưu động của công ty quay được 2,72vòng năm 2003; 2,124 vòng năm 2004; 1,668 vòng năm 2005. Ta thấy tuy lợi nhuận thuần qua các năm tăng nhưng vòng quay vốn lưu động giảm qua các năm: từ 2,72 năm 2003 xuống đến 2,124 năm 2004, và tụt xuống 1,668 năm 2005 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có sự giảm sút, điều đó là do việc thu hồi các khoản nợ của công ty còn chậm. Công ty cần tăng cường thu hồi các khoản nợ nhất là các khoản nợ đã quá hạn để kịp thời đưa vào lưu thông, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên có thể thấy rằng số vòng quay vốn lưu động của công ty trong 3 năm qua là lớn, làm cho thời gian một vòng quay vốn giảm. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động của công ty.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 0,368; 0,471; 0,599 đồng vốn lưu động. Điều đó có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong 3 năm qua thì công ty phải bỏ vào kinh doanh lần lượt là 0,368; 0,471; 0,599 đồng vốn lưu động. Năm 2004 chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2003 là 0,103 đồng, sang năm 2005 chỉ tiêu này đã tăng hơn năm 2004 là 0,128 đồng, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm. Công ty cần có những kế hoạch đầu tư vốn lưu động phù hợp hơn.

Do hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng nên tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động của công ty giảm trong 3 năm qua, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,0105; năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0.0022. Ta thấy tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động của công ty có giảm nhưng với tỷ lệ nhỏ, và năm 2005 sự giảm sút tỷ lệ doanh lợi đã được hạn chế so với năm 2004. Điều đó cho thấy xu hướng tăng lên tỷ lệ doanh lợi trong tương lai. Đồng thời ta thấy tỷ lệ doanh lợi của công ty khá cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty vẫn đạt hiệu quả cao. Vì vậy ta có thể nhận xét một cách tổng quát rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary vẫn đảm bảo và ngày cang có xu hướng tăng lên. Hiệu quả sử dụng là một vấn đề then

chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu tổng quát, là kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó là sự tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, nhân lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.

Trên đây ta đã đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, qua việc đánh giá này ta đã có một cái nhìn khái quát, tương đối chính xác và rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005. Sau đây ta sẽ xét 2 chỉ tiêu nữa cũng liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty đó là khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản nguồn vốn.

3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty.

Đây là chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp. Họ luôn đặt ra câu hỏi: Hiện tại doanh nghiệp có làm chủ khả năng trả các món nợ tới hạn không?

Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như là một nét đặc trưng trong thương mại: Thậm chí còn được coi như: “Sách lược kinh doanh hữu hiệu” của các doanh nghiệp trên thị trường mà không đủ vốn. Do đó vấn đề thanh toán trở nên đặc biệt quan trọng trong những trường hợp doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh.

Bảng: Khả năng thanh toán của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong 3 năm 2003, 2004, 2005

Đơn vị: Lần Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/200 3 So sánh 2005/2004

1. khả năng thanh toán

hiện hành 1,48 1,426 1,283 -0,054 -0,143

nợ ngắn hạn

3. khả năng thanh toán

nhanh 0,038 0,022 0,057 -0,016 0,035

4. khả năng thanh toán

nợ dài hạn 1,549 1,612 2,182 0,063 0,57

(Nguồn số liệu: Bảng CĐKT của công ty 3 năm 2003, 2004, 2005)

- Khả năng thanh toán hiện hành dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty rất tốt, khả năng thanh toán tổng quát các năm qua đều lớn hơn 1.Tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty đang có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu không tốt công ty cần chú ý để giữ uy tín với khách hàng và các nhà đầu tư.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn. Từ bảng ta thấykhả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt, các chỉ số đều lớn hơn 1. Năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2003 là 0,007 lần, tuy nhiên năm 2005 lại giảm so với năm 2004 là 0,129 lần, điều này là do công ty đã tăng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư, khả năng này sẽ tăng khi công ty thu hồi vốn.

Khả năng thanh toán nhanh dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty hơi thấp, công ty cần tăng cường dự trữ các khoản tiền và tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nợ dài hạn dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ, mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp. Từ bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là rất cao, chỉ số này 3 năm gần đây đều trên 1,5 và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt năm 2005 khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty bằng 2,182 lần. Điều này giúp công ty tạo uy tín đối với các nhà đầu tư, và với các ngân hàng có khoản cho vay dài hạn đối với công ty.

Tóm lại ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty trong các năm qua là rất tốt, điều này là do kết quả kinh doanh của công ty rất khả quan, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Tạo sự tín nhiệm của các nhà đầu tư và khách hàng…

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO

MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY

I. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 1. Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary.

Làm một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao, lãnh đạo công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình bảo đảm cho công ty tồn tại và ngày càng phát triển. Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với một ý thức trách nhiệm cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực có và có thể huy động về trang bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng mở rộng quy mô, phát triển năng lực, đầu tư những thiết bị, công nghệ hiện đại, tìm hiểu những thị trường mới và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Thực tế cho thấy từ khi thành lập cho đến nay, công ty liên tục làm ăn có lãi và hoàn thành tốt mọi mọi chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước giao.

Đối với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, công ty đã có nhiều thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không ngừng huy động mọi nguồn vốn có thể để tăng nguồn vốn cho mình, bên cạnh đó việc sử dụng vốn ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định, công ty đã thành công trong việc huy động tối đa mọi nguồn lực để thay thế các trang thiết bị quá lạc hậu và đồng thời đầu tư để nâng cao chất lượng, trình độ kỹ thuật, tài sản cố định. Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào các trang thiết bị quả lý như máy vi tính, máy fax và những trang thiết bị này đã thực sự phát huy được hiệu quả, nâng

toán đã trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đầu tư thêm tài sản cố định phục vụ cho kinh doanh của mình. Như vậy cùng với việc chú trọng quy mô tài sản cố định, đầu tư theo chiều rộng, công ty lại tập trung vào đầu tư theo chiều sâu, tăng cường đổi mới hiện đại tài sản cố định, loại bỏ những tài sản cố định đã cũ và lạc hậu, sử dụng không còn hiệu quả.

Trong việc quản lý vốn lưu động, công ty đã rất cố gắng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động liên tục tăng trong những năm qua. Cùng với sự tăng lên của vốn bằng tiền, chứng tỏ công ty luôn có một lượng vốn bằng tiền lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và đồng thời thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, khả năng thanh toán được đảm bảo.

Đối với khả năng thanh toán của công ty trong những năm qua ta thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động của công ty là rất tốt. Bên cạnh đó công ty luôn duy trì được khả năng thanh toán tạm thời ở mức an toàn.

Chính việc quản lý và huy động vốn một cách linh hoạt, đã giúp công ty không những tồn tại mà còn liên tục tăng trưởng trong các năm vừa qua, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần trong các năm qua đều tăng.

2. Những hạn chế cần khắc phục trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungary. doanh của công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungary.

Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong những năm vừa qua, bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế cần giải quyết khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới.

Ta thấy trong 3 năm qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động có cao nhưng so với vốn cố định vẫn còn thấp, đồng thời tỷ lên doanh lợi trên vốn lưu động có xu dướng giảm.Mặt khác khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp. Những hạn chế này công ty cần có những giải pháp phù hợp để không ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY. TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, trong công tác quản lý và sử dụng vốn, Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary cũng còn một số hạn chế cần khắc phục… Do đó, một vấn đề đang đặt ra với Công ty hiện nay là phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và sử dụng với hiệu quả kinh tế cao nhất các nguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, lao động và các lợi thế khác của Công ty. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu:

1. Giải pháp về chính sách, sản phẩm, thị trường, khách hàng.

Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w