Lưu giữ chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 40 - 43)

- Kết quả tài chính.

g.Lưu giữ chứng từ:

Ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ có liên quan đến giao dịch: Hồ sơ mở của khách hàng, Bản gốc của L/C của khách hàng, Các bức đIện giao dịch có liên quan, Phiếu kiểm tra bộ chứng từ của Ngân hàng….

Bảng mức lệ phí thanh toán hàng nhập khẩu

Loại hình Lệ phí thanh toán L/C

1.Phát hành 0,1% giá trị L/C (10-300USD) Ngân hàng CTHK Ngân hàng CTVN Ngân hàng trung gian Người xuất khẩu Ngân hàng của người xuất khẩu

(1) (2)

(3) (4)

2.Sửa đổi, tăng tiền 0,1% chênh lệch L/C (1o-300USD)

3.Sửa đổi khác 15 USD/ 1lần

4.Thanh toán L/C 0,2% giá trị L/C (15-500USD)

5.Huỷ bỏ L/C. 10 USD

(Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHCTVN)

2.2.2.2.Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu.

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng về dầu lửa trên thế giới đă làm giá nguyên liệu tăng lên rất cao.Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Để hiểu rõ thêm tình hình đó hãy theo dõi bảng sau:

Giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

Đơn vị tính: 1000USD

Năm Phát hành Thanh toán

Số lượng (Món) Giá trị Số lượng (Món) Giá trị

2003 364 42.381 336 31.729

2004 378 46.730 359 33.793

2005 394 52.017 390 37.730

(Nguồn : báo cáo về giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2003-2005.)

Năm 2003, tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phát triển về số lượng, đa dạng về hình thức thanh toán. Nhà nước với các biện pháp thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu có hiệu quả cao đã góp phần không nhỏ trong việc khôi phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng. Trong năm 2003, Chi nhánh đã mở 364 món trị giá 42.381.000USD, thanh toán được 336 món trị giá 31.729.000USD. Từ đó, số lượng L/C mở và thanh toán tăng qua các năm.

Trong các năm 2004 và 2005, tuy số lượng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu cũng không tăng nhiều nhưng vẫn hứa hẹn nhiều triển vọng vì trong hai năm này giá trị mở và thanh toán L/C tăng đáng kể so với các năm trước. Năm 2005, số lượng L/C phát hành là 394 món với trị giá là 52.017.153 USD và thanh toán 390 món với tổng giá trị là 37.730.257 USD so với năm 2004 số liệu tương ứng là 378; 46.730.182 USD; 359; 33.793.251 USD. Đạt được điều này một phần là do sự cố gắng của tập thể cán bộ trong ngân hàng và một phần là các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhà nước đã phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới được đẩy lên một tầm cao mới. Tỷ giá hối đoái giữ được ổn định, việc cân đối ngoại tệ của Ngân hàng đã bớt căng thẳng. Sau những nỗ lực kích cầu của Chính phủ nền kinh tế trở lại trạng thái sôi động, sản xuất được khôi phục. Các doanh nghiệp đứng trước sức ép lớn của việc tự do hoá mậu dịch AFTA mà Việt Nam phải hoàn thành vào năm 2006, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường . Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh.

2.2.3.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

2.2.3.1. Quy trình thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu.

Sơ đồ: Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Người xuất khẩu Ngân hàng CTHK Hội sở chính NHCTVN (5) (9) (3) (8) (6) (2) (4)

(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

(3) Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thông báo L/C và sửa đổi L/C ( nếu có) cho người xuất khẩu khi đã được xác thực từ hội sở chính.

(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng.

(5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm và yêu cầu thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6) Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam

(9) Ngân hàng Công thương Việt Nam truyền điện thanh toán đến Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

Với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện các bước thông báo và thanh toán sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hoàn Kiếm (Trang 40 - 43)