Phương pháp quan sát hành vi

Một phần của tài liệu nâng cao tầm quan trọng và hiệu quả của công tác đánh giá THCV trong NXBGD (Trang 58 - 59)

II, Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá THCV tại NXBGD

1.3.2, Phương pháp quan sát hành vi

Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với một số chức danh công việc, cụ thể là: Bảo về, nhân viên phục vụ, nhân viên nhà ăn. Nó được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên, căn cứ vào số lần quan sát và tần số lặp lại của các hành vi. Tại Nhà xuất bản giáo dục việc quan sát sẽ do người lãnh đạo trực tiếp tại bộ phận đó quan sát. Kết quả quan sát được ghi lại và tổng hợp vào cuối thời kỳ đánh giá.

Ví dụ khi đánh giá chức danh công việc nhân viên nhà ăn thì Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ cử người lãnh đạo trực tiếp của bộ phận có nhà ăn đó tiến hành quan sát đánh giá. Đối với chức danh này, khi đánh giá thường chú ý tới các yêu cầu sau:

- Không để nhân viên phàn nàn về vệ sinh thực phẩm.

- Không phàn nàn về chất lượng và khẩu vị các món ăn hợp với đa số cán bộ công nhân viên.

- Trình bày các món ăn đẹp, tạo cảm giác. - Không lãng phí thực phẩm.

- Vệ sinh bồn, chậu sạch sẽ.

Dựa vào các yêu cầu này và kết hợp với phương pháp cho điểm, mà trong chu kỳ đánh giá nếu người nhân viên nhà ăn mà có không quá 3 lần vi phạm thì được xếp loại A: Xuất sắc. Nếu 4 lần vi phạm thì được xếp loại B: Tiên tiến, 5 lần vi phạm thì xếp loại C: Trung bình.

1.3.3, Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh được áp dụng cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong các phòng từ biên tập, xuất bản, sửa bản in, in ấn, cho tới phát hành sách. Bởi phương pháp này rất đơn giản, nó được tiến hành như sau: Ban đầu các nhân viên sẽ tự tiến hành đánh giá, kiểm điểm về bản thân mình, sau đó gửi cho các trưởng phòng. Trưởng và Phó các phòng ban – người trực tiếp phụ trách, quản lý nhân viên của mình sẽ dựa vào bản kiểm điểm tự đánh giá bản thân của mỗi nhân viên đó để so sánh với các nhân viên khác cùng phòng về sự đánh giá của họ, cộng thêm việc xem xét, so sánh, đối chiếu giữa khối lượng, chất lượng công việc và việc tuân thủ các luật lệ của Công ty để trưởng phòng và phó phòng bàn bạc, phân tích, đánh giá để đưa ra kết quả cuối cùng. Sau khi tiến hành đánh giá trong phạm vi từng phòng ban chức năng xong, mỗi phòng ban lại tổ chức họp mặt các nhân viên phòng một lần nữa để thảo luận về những kết quả đạt được và chưa đạt được của mỗi nhân viên và tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của các nhân viên. Cuối cùng báo cáo kết quả này sẽ được gửi lên Hội đồng thi đua khen thưởng để xét duyệt danh hiệu lao động trong quí cho từng nhân viên.

Một phần của tài liệu nâng cao tầm quan trọng và hiệu quả của công tác đánh giá THCV trong NXBGD (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w