Miền dịchvụ phân biệt và điểm mã dịchvụ phân biệt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG IP, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CỦA DIFFSERV VÀ INTSERV doc (Trang 65 - 67)

Một miền dịch vụ phân biệt DS gồm các nút DS (còn gọi là các bộ định tuyến hỗ trợ cơ chế dịch vụ phân biệt) hoạt động với một chính sách cung cấp dịch vụ chung và thiết lập các nhóm PHB được thực hiện trên mỗi nút. Các nút biên DS trong miền DS phân loại và điều khiển lưu lượng đầu vào để đảm bảo các gói đi qua miền được đánh dấu thích hợp để lựa chọn một PHB từ một nhóm các PHB được hỗ trợ trong phạm vi miền. Các nút trong miền DS lựa chọn ứng xử chuyển tiếp cho các gói dựa trên điểm mã dịch vụ DSCP của chúng, sắp xếp vào một trong các PHB theo yêu cầu. Việc quản trị một miền phải đảm bảo tin cậy để đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên tương xứng được cung cấp và được dự trữ để hỗ trợ các SLA yêu cầu.

Hình 3.10. Miền dịch vụ phân biệt DS

Các vùng DS có khả năng hỗ trợ các miền DS dọc theo đường định tuyến nối các miền trong vùng. Các miền DS trong vùng DS có thể hỗ trợ nội bộ trong các nhóm PHB khác nhau và các điểm mã khác nhau để sắp xếp PHB. Tuy nhiên, việc cho phép các dịch vụ nối ngang qua miền, các miền DS ngang hàng phải thiết lập mỗi miền một SLA ngang hàng chứa thoả thuận lưu lượng TCA phù hợp.

Các bộ định tuyến hoạt động trong miền DS sử dụng trường chức năng dịch vụ phân biệt DS để đánh dấu gói. Trong 8 bit của trường DS, 6 bit được sử dụng cho điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP và 2 bit dự phòng.

Hình 3.11. Cấu trúc của trường phân biệt dịch vụ DS

Các điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP được phân thành 3 khối gọi là các pool. Bảng 3.6 chỉ ra các khối điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP:

Bảng 3.6. Các khối điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP

Pool Điểm mã DSCP Ứng dụng

1 XXXXX0 Tiêu chuẩn

2 XXXX11 Thử nghiệm/nội bộ

3 XXXX01 Thử nghiệm/nội bộ

Pool 1 gồm các điểm mã DSCP sử dụng cho toàn cầu, pool 2 và pool 3 sử dụng cho mục đích thử nghiệm và nội bộ miền DS riêng.

Trường chức năng ToS của IPv4

Trường phân lớp dịch vụ TC của IPv6

Trường dịch vụ phân biệt DS

Điểm mã dịch vụ phân biệt DSCP Dự phòng

3.2.3 Phân bổ băng thông

Phân bổ băng thông (BB – Bandwidth Broker) là một phần tử logic có vai trò quan trọng trong mạng DiffServ, có nhiệm vụ quản lý tài nguyên (băng thông) hay điều khiển chấp nhận cho mạng DiffServ. BB quản lý tài nguyên trong mạng DiffServ dựa trên thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) đã được thỏa thuận trong vùng mạng đó. Ngoài ra, BB còn có chức năng quản lý liên kết mạng với các BB của các mạng gần kề để phối hợp các SLA trên các ranh giới mạng.

Hình 3.12. Hoạt động của BB

BB thu thập và quan trắc trạng thái của tài nguyên QoS trong mạng và tại các nút biên đến từ các mạng gần kề. Thông tin này cùng với thông tin chính sách được sử dụng để điều khiển chấp nhận yêu cầu QoS cho mạng. Quản lí chính sách sẽ so sánh các yêu cầu này với các nguyên tắc, nếu không đáp ứng sẽ từ chối. Thông tin trạng thái mạng từ BB còn được sử dụng để kiểm tra tài nguyên khả dụng hiện có trong mạng để đáp ứng các yêu cầu, thông tin nằm trong cơ sở dữ liệu của BB.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG IP, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CỦA DIFFSERV VÀ INTSERV doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)