CÁC YÊU CẦU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG IP, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CỦA DIFFSERV VÀ INTSERV doc (Trang 25 - 26)

Để nhận biết các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, hệ thống thường nhận biết qua các lớp dịch vụ. Theo quan điểm của ITU-T, khuyến nghị I-1541 các lớp dịch vụ được chia thành các vùng như sau:

Bảng 1.1. Các đặc tính phân lớp QoS cho mạng IP theo ITU-T Lớp QoS Các đặc tính QoS

0 Thời gian thực, nhạy cảm với jitter, tương tác cao 1 Thời gian thực, nhạy cảm với jitter, tương tác 2 Dữ liệu chuyển giao, tương tác cao

3 Dữ liệu chuyển giao, tương tác

4 Tổn hao thấp

5 Các ứng dụng nguyên thủy của mạng IP ngầm định

Theo quan điểm này, các tham số thời gian thực và tương tác cao được đặt lên hàng đầu đối với mạng IP. Trong khi đó, mạng IP nguyên thủy không hỗ trợ QoS cho các dịch vụ thời gian thực.

Trong dự án TIPHON, ETSI đề xuất phân lớp QoS như sau:

Bảng 1.2. Phân lớp QoS theo quan điểm của ETSI

Lớp QoS Thành phần Các đặc tính QoS

Hội thoại thời gian thực (thoại, video, hội nghị).

Thoại, audio, video, đa phương tiện

Nhạy cảm với trễ và biến động trễ, có giới hạn lỗi và tổn thất, tốc độ bít thay đổi và cố định

Luồng thời gian thực (quảng bá)

Audio, video, đa phương tiện

Trễ và biến động trễ có dung sai nhất định, dung sai nhỏ đối với lỗi và tổn thất, tốc độ bít thay đổi.

Tương tác cận thời gian thực (web browsing)

Dữ liệu Nhạy cảm với trễ, biến động trễ và tổn thất, tốc độ bít thay đổi.

Phi thời gian thực (Email)

Dữ liệu Không nhạy cảm với trễ và biến động trễ, nhạy cảm với lỗi, nỗ lực tối đa.

Hướng tiếp cận của ETSI tập trung vào các dịch vụ thường sử dụng trên mạng IP để phân ra các loại dịch vụ yêu cầu thời gian thực và không yêu cầu thời gian thực. Đối với các yêu cầu thời gian thực, ETSI-TR102 phân biệt dịch vụ qua các độ nhạy cảm với các tham số QoS: Trễ, biến động trễ, tổn thất gói và đặc tính tốc độ bít.

Đối với mạng tích hợp đa dịch vụ băng rộng B-ISDN, ITU-T định nghĩa các vùng dịch vụ, theo hướng liên quan tới công nghệ lõi của B-ISDN là công nghệ ATM theo bảng dưới đây:

Bảng 1.3. Các vùng dịch vụ của B-ISDN

Vùng dịch vụ Các ứng dụng

Hội thoại Thoại, video hội nghị, truyền thông đa phương tiện tốc độ cao (truyền file, âm thanh, hình ảnh).

Bản tin Email, chat

Khôi phục Truyền video, ảnh tĩnh, âm thanh và dữ liệu Phân bổ Phân bổ nội dung video, quảng bá TV

Theo các phân vùng dịch vụ của B-ISDN, diễn đàn ATM đưa ra các phân lớp dịch vụ ATM với các đặc tính ứng dụng và đặc tính QoS như sau:

Bảng 1.4. Phân vùng dịch vụ theo diễn đàn ATM

Vùng dịch vụ ATM Ứng dụng Các đặc tính QoS

Tốc độ bit cố định (CBR) Mô phỏng kênh Biến động trễ tế bào thấp, tổn thất thấp

Tốc độ bit thay đổi – thời gian thực (rt – VBR)

Video theo yêu cầu Biến động trễ bình thường, tổn thất thấp

Tốc độ bit thay đổi – phi thời gian thực (nrt – VBR)

Lưu lượng gói Tổn thất bình thường

Tốc độ bit khả dụng (ABR) Tương thích tốc độ nguồn

Tổn thất thấp

Tốc độ bit không định nghĩa (UBR)

Lưu lượng nỗ lực tối đa

Không yêu cầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG IP, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QoS CỦA DIFFSERV VÀ INTSERV doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)