II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG
3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu
3.1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
những vùng kinh tế trọng điểm. Hai Thành Phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh thu hút nhiều nhất đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Điều đó là do hai thành phố này có nhiều điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như: thông tin liên lạc thi nhanh nhạy đường xá giao thông thuận tiện, tập trung nhiều cơ quan đầu mối quan trọng của cả nước.
Qua bảng số liệu có năm Tỉnh Thành phố có số dự án và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng lớn nhất là:
+ Thành phố Hồ Chí Minh với 115 dự án và tổng vốn đầu tư là 5.851.062.359 USD
+ Thành Phố Hà Nội với 86 dự án và tổng vốn đầu tư là 4.404.295.767 USD
+ Bà Rịa vũng Tàu với 19 dự án và tổng vốn đầu tư là 206.125.555 USD
+ Qu ảng Ninh: với 10 dự án và tổng vốn đầu tư là 168.507.896 USD + Hải Phòng: Với 9 dự án và tổng vốn đầu tư là 1.405.500.000. USD
3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. kết cấu hạ tầng.
3.1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng hạ tầng
Tính hết năm 2005 nước ta đã thu hút được 1119 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng trên 3755 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước chiếm tỷ trọng 19,96%. Từ đó đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Đã nâng cấp chất lượng phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng. Mạng lưới kết cấu hạ tầng được củng cố và nâng cấp theo hướng đi vào chuẩn hoá, phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng trên
toàn hệ thống, một số công trình xây dựng mới nhằm tăng năng lực và mở rộng diện phục vụ. Tập trung xây dựng các nút giao thông đô thị lớn, ưu tiên những vùng khó khăn, khắc phục chênh lệch vùng. Nhờ đó mạng kết cấu hạ tầng đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với chất lượng phục vụ cao hơn và điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn.
Nước ta đã thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư huy động được là 16.822.832.618 USD. Vấn đề giải ngân và sử cũng đã đạt được những thành công nhất định. Nhiều khu đô thi mới với nhiều khách sạn hiện đại đã được xây dựng thông qua nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đã có 167 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh khách sạn và du lịch với tổng vốn là 3.515.089.648 USD. Lĩnh vực xây dựng khu đô thị mới với 4 dự án và tổng vốn đầu tư là 2.551.674.000 USD.Qua đó tạo ra chỗ ở cho hàng ngàn người chưa có chỗ ở.
Ngành bưu điện và hàng không của Việt Nam chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng trong tương lai chắc chắn những ngành đó sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi chúng có những triển vọng nhất định.
Qua đầu tư trực tiếp nước ngoài hệ thống đường xá, giao thông được củng cố và thông thoáng hơn nhiều. Hệ thống khách sạn du lịch vui chơi giải trí đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân Việt Nam. Hệ thống cấp thoát nước cũng đã được xây dựng và phục vụ cho nhân dân các thành phố lớn và một số vùng, miền của nước ta đã được cung cấp nước sạch đến tận nơi
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Khối lượng FDI thu hút được vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn thấp so với tiềm năng của nó. Chưa tương xứng với tiềm năng của đât nước và yêu cầu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và nhà
nước ta đã đặt ra. Tính đến tháng 12 năm 2005 nước ta đã thu hút được 1119 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng là 19,96% với tổng vốn đầu tư là 16.822.832.618 USD chiếm tỷ trọng 17,49%. Qua đó có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn tương đối khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành như: du lịch, khách sạn, văn phòng, căn hộ, cho thuê… bởi nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẻ, lại có nhiều danh lam thắng cảnh, một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc, với nguồn lao động dồi dào và nhân công rẻ. Vì vậy tiềm năng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất lớn. Đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phù hợp để thu hút nhiều hơn nữa lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Nguyên nhân để khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của nó là : Nước ta chưa thực sự tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Nước ta vẫn tồn tại hai bộ luật song song là luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật đầu tư trong nước nên tạo ra sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách luật pháp còn hay thay đổi, không ổn định và chặt chẽ, đồng tiền còn mất giá và thủ tục đăng ký cấp phép đầu tư còn rườm rà, mất nhiều thời gian và tồn tại nhiều tiêu cực trong đó. Bên cạnh đó nước ta chưa thực sự có những chính sách định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp lý.
Hệ thống pháp luật và chính sách điều chỉnh hoạt động FDI nói chung còn chắp vá, hay thay đổi, nhất là trong quản lý đất đai, các chế độ ưu đãi… làm ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư.
Tốc độ triển khai hoạt động của các dự án còn chậm so với dự kiến ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là các thủ tục sau khi cấp giấy phép tiến độ giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Riêng thời gian chờ phê duyệt chờ được cấp đất đã mất 3-6 tháng, có dự án kéo dài tới 2 năm. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp tại Hà Nội để được cấp giấy phép quyền sử dụng đất phải qua 11 cơ quan với 8 chữ ký trùng lặp nhiều lần của các cơ quan chức năng thành phố như: phó chủ tịch thành phố(2 nguời):3 lần; giám đốc sở tài chính: 3 lần; kiến trúc sư trưởng thành phố: 2 lần…
Mục tiêu tăng dần tỷ lệ vốn của bên Việt Nam trong liên doanh chưa thực hiện được. Do vậy mà lợi nhuận được chia từ kết quả sản xuất kinh doanh rất nhỏ: nhiều liên doanh thua lỗ, bên Việt Nam không trực tiếp liên doanh được đành bán lại phần vốn góp của mình, xảy ra tình trạng các liên doanh chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của bên Việt Nam hạn chế cho nên khi gặp khó khăn cần bàn bạc giải quyết. Bên Việt Nam thường lúng túng thoái thác cho bên nước ngoài. Hơn nữa các liên doanh sản xuât kinh doanh thường thua lỗ 4 -5 năm đầu, yêu cầu tăng vốn góp, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng phía Việt Nam không đáp ứng được đành chuyển phần vốn góp của mình cho bên nước ngoài
Đào tạo lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự được chú trọng chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và doanh nghiệp FDI trên địa bàn về việc đào tạo công nhân kỹ thuật cho nên có sự bất cập về số lượng cũng như chất lượng người lao động. Một vấn đề nữa là thái độ đối xử của chủ đầu tư nước ngoài với người lao động Việt Nam chưa công bằng cả trong cách cư xử lẫn tiền lương. Một cán bộ kỹ thuật nước ngoài có mức lương gấp 10-13 lần tổng lương của người lao động Việt Nam. Đây đó vẫn xảy ra tình trạng chủ đầu tư nước ngoài có hành vi xúc phạm người lao động Việt Nam. Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường phải làm việc thêm ngày và rất vất vả, quy định của doanh
nghiệp rất khắt khe. Bên cạnh đó, mục tiêu nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Việt Nam cũng chưa đạt yêu cầu. Thực chế lao động Việt Nam kém về trình độ và hạn chế về nhận thức, lao động chưa qua đào tạo chiếm 60-70%, hoạt động của tổ chức công đoàn trong các liên doanh chưa làm tròn vai trò của mình. Thực tế cho thấy, công tác đào tạo của nước ta trong những năm qua còn nhiềi bất hợp lý, tỷ lệ đại học/ trung học là 4/1 trong khi các nước tiên tiến tỷ lệ đó là 1/6, điều đó dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Công nhân có trình độ tay nghề cao không nhiều, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo ( chiếm 60-70%)
Công nghệ được chuyển giao còn lạc hậu: Một số doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam các dây chuyền công nghệ quá hiện đại, công xuất sử dụng thấp cho nên lãng phí. Ngược lại, không ít các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, trung bình tiên tiến. Đối tác nước ngoài chủ yếu là các nước trong khu vực, các nước ASEAN; hiện các nước này đang tiến hành đổi mới công nghệ nên họ chuyển giao công nghệ trung bình tiên tiến sang Việt Nam. Nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này thì nguy cơ Việt Nam sẽ là bãi thải công nghệ của các nước ASEAN. Hơn nữa nước ta thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để có thể giám định, cũng như tìm đúng công nghệ mình cần mà hoạt động chuyển giao chủ yếu do bên nước ngoài giới thiệu và thực hiện.
Công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể. Các khu công nghiệp đã thành lập do thiếu thiết kế kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nên mới chỉ lấp kín được 30% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Nhiều KCN ở miền bắc và miền Trung tỷ lệ cho thuê đất rất thấp ( KCN Nomurai - Hải Phòng chưa lấp đầy 10%). Quy hoạch tổng thể của nhiều địa phương, nhiều KCN đã được phê duyệt nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, dẫn đến bị động trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, giá phí sử dụng cơ
sở hạ tầng trong các KCN cao đã triệt tiêu lợi thế về giá thuê đất rẻ trong các KCN.
Cơ cấu phân bổ FDI còn nhiều bất hợp lý: FDI chủ yếu tập trung ở các Thành phố lớn, những vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam như: Thành Phố Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu…Nguyên nhân chính là do các vùng này có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và tập trung nhiều dân cư, có nguồn lao động dồi dào, thông tin liên lạc thuận tiện và là các đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước. Còn các vùng sâu vùng xa và những vùng xa trung tâm thành phố hầu như chưa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực đó.
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG