Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU HẢI PHÒNG (Trang 85 - 91)

b. Chi phí sản xuất kinh doanh

3.2.4. Một số kiến nghị

3.3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được 20 năm, nhiều vấn đề mà nhà nước phải giải quyết để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đây là nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, môi trường kinh doanh trực tiếp chính là thị trường mà hàng ngày, hàng giờ họ phải đối mặt để giải quyết các phương án sản xuất kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị , pháp luật, văn hóa, khoa học công nghệ, tâm lý xã hội…Vì vậy, Nhà nước bằng các công cụ và các phương pháp của mình có thể vừa tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi vừa có thể hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường như đầu cơ lừa đảo, buôn lậu, hàng giả, độc quyền, hối lộ… để mọi doanh nghiệp đều tránh xa vùng cấm, bao gồm các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, quản lý vĩ mô của nhà nước với doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh phải đảm bảo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho cơ chế cạnh tranh lành mạnh cơ chế vận động của thị trường mà bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải thích ứng.

Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, quá trình đổi mới nhằm nâng cao dần sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đòi hỏi nhà nước cùng một lúc phải giải quyết các vấn đề về vốn, công nghệ, thị trường lao động, trình độ kinh doanh và quản lý… thích ứng với quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường.

Giải quyết các vấn đề đó, tất nhiên chỉ riêng các doanh nghiệp thì không thể đảm đương nổi mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua c chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, chính sách xã hội ( tiền lương, bảo hiểm…), chính sách thuế và hơn hết là một môi trường pháp lý đầy đủ nghiêm túc cũng như một cơ chế quản lý của nhà nước với doanh nghiệp thích ứng với giai đoạn quá độ chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Xây dựng và tổ chức thực thi một hệ thống pháp luật nhằm tạo một khuôn khổ pháp lý, một sân chơi bình đẳng, có hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Việc xây dựng, kiến tạo một khuôn khổ pháp luật cho các doanh nghiệp được hoạt động bình đẳng là hết sức quan trọng trong đó đặc biệt là các luật về thương mại, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp, các văn bản dưới luật về quản lý kinh doanh và quản lý tài chính…là rất quan trọng. Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các luật mới cũng như các luật đã ban hành nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thích ứng với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường và hội nhập hiện nay.Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ được thể hiện trước đó là việc cải cách hành chính, tránh sự phiền hà, nhũng nhiễu, cửa quyền, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Nhà nước và các Bộ Ngành cần hoàn thiện chính sách thuế nhằm khuyến khích, định hướng doanh nghiệp phát triển kinh doanh và áp dụng các công nghệ mới. Chính sách thuế phải đảm bảo điều tiết thu nhập vừa đảm bảo điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và vừa khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Khắc phục được nạn thất thu và lạm thu thuế không công bằng giữa các doanh nghiệp trong chính sách thuế khóa bình đẳng. Có thể thực hiện miễn giảm thuế cho các tổ chức thương nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh ở vùng sâu vùng xa vv…giảm thuế nhập khẩu thiết bị máy móc mà trong nước không sản xuất được.

Phát triển hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán để đa dạng hóa các kênh huy động vốn, thúc đẩy hình thành thị trường vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ngắn hạn cũng như trung dài hạn.Nhà nước cần điều chỉnh và điều tiết chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định và hợp lý.

Mặt khác Nhà nước cần xác định chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xây dựng trong mối quan hệ tổng hòa với phát triển kinh tế đất nước để các doanh nghiệp xác định phương hướng, chiến lược lâu dài cho mình một cách tốt nhất tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận trước mắt.

Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp thích ứng với điều kiện cạnh tranh thị trường. Đây là một vấn đề cơ bản, đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đỏi hỏi Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và ban hành mới các nghị định, quy chế quản lý tài chính mà cụ thể là quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Tạo nền tảng cho các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh. 3.3.3.2 Kiến nghị với Tổng công ty lắp máy Việt Nam .

Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Do vậy, Công ty chịu sự quản lý và phải tuân thủ những quy định và điều lệ của Tổng công ty.

Đề nghị với Tổng công ty lắp máy Việt Nam làm việc với Chính phủ, Bộ Xây dựng sớm bổ sung quy chế đấu thầu thống nhất và trọn gói từng công trình không nên phân nhiều gói thầu trong một công trình để cho các doanh nghiệp Nhà nước có thể phấn đấu và phát triển. Tổng công ty cũng làm việc với Bộ xây dựng và Bộ tài chính nghiên cứu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả hàng năm và tăng trưởng.

KẾT LUẬN

Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào và nó là lý do mà các doanh nghiệp đều muốn cố gắng tối đa hóa lợi nhuận của mình để từ đó tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Chính vì điều đó mà em đã quyết định chọn đề tài này, tập trung nghiên cứu các vấn đề về lợi nhuận trong doanh nghiệp và áp dụng các kiến thức đó để phân tích thực trạng lợi nhuận của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng.

Chuyên đề thực hiện được chia thành 3 chương, với nội dung khái quát được những vấn để cơ bản nhất về lợi nhuận trong các doanh nghiêp như sự

hình thành lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận…sau đó đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng và đi sâu vào phân tích về thực trạng lợi nhuận tại Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng lợi nhuận, nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, nguyên nhân và hạn chế… nhằm đưa ra một số giải pháp làm tăng lợi nhuận của Công ty.

Em rất cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của các cô chú trong Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng và Thầy giào PGS.TS. Vũ Duy Hào đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề đã giúp em củng cố được những kiến thức đã học đặc biệt là có thêm được kiến thức về thực tế tạo nền tảng tốt hơn khi em ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương, NXB Thống kê 2003.

2. Quản trị Tài chính doanh nghiệp – TS Vũ Duy Hào, NXB Tài chính 1998.

3. Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản, NXB Thống kê 2001.

4. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia 2002.

5. Nghị định 27/ 1999/ NĐ- CP ngày 20/04/1999 và Nghị định 199/2004/ NĐ- CP Ngày 03/12/2004.

6. Các tài liệu của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng 7. Một số luận văn của các khoá trước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ ĐÓNG TÀU HẢI PHÒNG (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w