Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 44 - 53)

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã xúc tiến thực hiện các hoạt động nhằm phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may Việt Nam thông qua các hoạt động đàm phán cấp quốc gia và tiếp cận thị trường xuất khẩu, nhất là đối với khu vực thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giảm dần trong giai đoạn 2000 – 2001 và trong năm 2002 thì lại tăng lên đáng kể.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam STT Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng so với 2005 (%) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng so với 2006 (%) Tỷ trọng (%) 1 Hoa Kỳ 3044,6 16,97 52,18 4464,8 46,65 57,39 2 EU 1243,8 37,46 21,32 1489,3 19,74 19,14 3 Nhật Bản 627,6 3,93 10,76 703,8 12,14 9,05 4 Đài Loan 181,4 -0,95 3,11 161,1 -11,18 2,07 5 Canada 97,3 20,23 1,67 135,5 39,25 1,74 6 Hàn Quốc 82,9 67,55 1,42 85,0 2,49 1,09 7 Nga 62,4 30,33 1,07 79,0 26,59 1,02 8 Mêhicô 0 54,5 0,70 9 Trung Quốc 29,7 265,92 0,51 43,1 45,17 0,55 10 Thổ Nhĩ Kỳ 5,7 134,99 0,10 37,8 563,80 0,49 11 Hồng Kông 31,1 148,75 0,53 36,6 17,60 0,47 12 UAE 27,4 351,44 0,47 28,5 4,15 0,37 13 Campuchia 18,5 564 0,32 28,5 54,15 0,37 14 Malaysia 33,7 37,78 0,58 25,3 -24,79 0,33 15 Singapore 19,1 285,40 0,33 24,2 26,40 0,31 16 Inđônêxia 17,4 1,04 0,30 24,8 42,40 0,32 17 Ả Rập Xê út 18,1 166,95 0,31 27,2 49,91 0,35 18 Ôxtrâylia 23,7 -4,54 0,41 24,2 2,08 0,31 19 Ukraina 12,2 284,32 0,21 21,4 75,20 0,28 20 Thái Lan 10,7 367,75 0,18 16,4 53,24 0,21 21 Nam Phi 3,4 124,38 0,06 13,3 294,27 0,17 22 Thụy Sỹ 10,8 31,97 0,19 11,3 4,80 0,15 23 Philipine 6,4 373,29 0,11 11,2 76,14 0,14 Tổng 5834 7780

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Từ bảng số liệu, chúng ta nhận thấy:

• Đối với thị trường Mêhicô, cho đến năm 2007 Việt Nam mới xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này, điều đó cho thấy chiến lược đa dạng hóa thị trường đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

• Ở hầu hết các thị trường xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là dương. Điều đó cho thấy chúng ta không chỉ tăng quy mô xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

mà còn chú trọng đến tất cả các thị trường, không vì chú trọng xuất khẩu sang các thị trường chính mà bỏ sót các thị trường khác.

• Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan. Mặc dù trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Đài Loan giảm nhưng Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 4 của Việt Nam.

• Hàng dệt may Việt Nam còn xuất khẩu sang cả thị trường Trung Quốc – nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Điều đó cho thấy hàng dệt may Việt Nam có những ưu điểm mà hàng dệt may Trung Quốc không có được. Điều đó thể hiện hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn hàng dệt may Trung Quốc ở một số điểm nhất định.

Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương thì trong quý I năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đạt 94,4 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2002 nhưng lại tăng so với cùng kỳ năm 2001. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada đạt khoảng 3,7 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2002.

Việt Nam đã thâm nhập và chiếm lĩnh một số thị trường phi hạn ngạch như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, và Đông Âu…Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường này có mức tăng trưởng khá cao và ổn định.

Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản… Trong đó phải kể đến vai trò cực kỳ quan trọng của thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng nhanh và bền vững qua các năm. Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, nếu như trong năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ mới chỉ là 49.5 triệu USD thì đến năm 2006, con số này đã lên đến 3044 triệu USD.

Trong năm 2006, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,044 tỷ USD, tăng lên 16,97% so với năm 2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này, hạn ngạch ở các Cat hầu như đều hoàn thành 100%.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Năm 2006 đồng thời cũng là một năm thành công với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của hàng dệt may Việt Nam tăng lên 37% so với năm 2005, đạt 1,243 tỷ USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của hàng dệt may Việt Nam sang EU cao nhất từ trước đến nay.

Trong khi hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Hoa Kỳ và EU, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, còn xuất khẩu tới Đài Loan lại giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng 3,93%, đạt 627 triệu USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU trong khi vẫn phải duy trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường Hoa Kỳ thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2007 và những năm sau.

Theo các số liệu thống kê của của Tổng cục hải quan, trong khi xuất khẩu sang Đài Loan - khách hàng truyền thống và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam năm 2006 không duy trì được tiến độ, giảm so với năm 2005 chỉ đạt 181 triệu USD, thì xuất khẩu sang các thị trường khác lại tăng mạnh, cụ thể xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 67%, đạt 82 triệu USD; Xuất khẩu sang Nga tăng 30%, đạt 62 triệu USD; Xuất khẩu sang Canada tăng 20%, đạt 97 triệu USD; Xuất khẩu sang UAE tăng 351%, đạt 27 triệu USD...

Ngoài ra, xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng khá như Malaixia tăng 37%; Singapo tăng 285%; Campuchia và Indonesia tăng kỷ lục… Cùng với đó, xuất khẩu sang các nước châu Á khác cũng tăng mạnh như Hồng Kông tăng 148%. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường như Trung Quốc giảm 99%; Ôxtrâylia giảm 5%...

Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nước thành viên EU, đạt 321 triệu USD, tăng 35,68% so với năm 2005. Tiếp đến là Anh với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 43%, đạt 220 triệu USD và Pháp với tốc độ tăng 37%, kim ngạch xuất khẩu đạt 142 triệu USD. Xuất khẩu sang Hà Lan đạt 116 triệu USD, tăng 46% và xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 109 triệu USD, tăng 30%. …

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Tiếp theo những kết quả xuất khẩu tốt đẹp trong năm 2006, dự đoán xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong năm 2007 tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong năm 2008, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD, tăng trên 23% so với năm trước, trong đó riêng xuất khẩu sang 3 thị trường lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản dự kiến chiếm hơn 85%. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ dự kiến đạt khoảng 5,5 tỷ USD, EU khoảng 1,8 tỷ USD và Nhật Bản khoảng 800 triệu USD.

Phát biểu tại hội nghị về kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2008, tổ chức ngày 10/1 tại Hà Nội, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việc Nam đã chỉ ra những khó khăn, thách thức lớn trong năm tới mà các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp tục phải đối mặt, trong đó có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên 3 thị trường nhập khẩu chính nói trên.

Theo ông Ân, việc EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc từ năm 2008 sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn.

Đối với thị trường Nhật Bản, sáu nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Xingapo, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Brunây và Thái Lan đã được hạ mức thuế xuống 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản; trong khi hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%.

Riêng đối Hoa Kỳ - thị trường chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm - vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám sát chống bán phá giá vẫn được Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam và có khả năng duy trì cơ đến hết năm 2008.

“Các doanh nghiệp dệt may cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ, tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Hoa Kỳ khởi kiện chống bán phá giá”, ông Ân cảnh báo. Về phía các doanh nghiệp, nhận thức được vấn đề này nên thời gian qua đã chủ động cân đối lượng khách hàng giữa các thị trường, chuyển đổi chủng loại sản phẩm để tránh những chủng loại hàng dễ bị hiểu nhầm là bán phá giá.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Theo ông Trần Văn Phổ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dệt Hòa Thọ - doanh nghiệp có hơn 30% hàng dệt may mặc xuất sang Hoa Kỳ - cho biết, trong năm tới công ty sẽ tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao nhằm tránh bị nhầm là bán phá giá.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đã kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành có liên quan tăng cường những giải pháp chống rào cản thương mại, đối phó hiệu quả với cơ chế giám sát, chống bán phá giá; đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hàng chính và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh dệt may Việt Nam.

Riêng với Nhật Bản, Hiệp hội cũng cho rằng đẩy nhanh tốc độ đàm phán hiệp định thương mại tự do là một giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường này.

Năm 2007, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 31%, với tổng kim ngạch xấp xỉ 7,8 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 4,5 tỷ USD; tiếp đến là EU và Nhật Bản

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Tuy dân số Hoa Kỳ chỉ bằng 2/3 dân số EU nhưng mức tiêu thụ sản phẩm vải của dân Hoa Kỳ lại gấp 1,5 lần dân EU. Đây là một thị trường không chỉ hấp dẫn đối với ngành dệt may Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đều có mong muốn trở thành bạn hàng với Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ đã cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập nên hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ không phải chịu thuế cao. Đây cũng là một điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm 2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như đều hoàn thành 100%.

Năm 2006 là năm rất thành công đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005, đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hầu hết

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

các nước thành viên, từ các nước thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp, … đến thành viên mới là CH Séc, Áo, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng trưởng mạnh. Kết quả này thể hiện sự tăng trưởng ở tất cả các nước EU, chứ không chỉ tăng tập trung vào một vài thị trường. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nước thành viên EU, đạt 321 triệu USD, tăng 35,68% so với năm 2005. Tiếp đến là Anh với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 43%, đạt 220 triệu USD và Pháp với tốc độ tăng 37%, kim ngạch xuất khẩu đạt 142 triệu USD. Xuất khẩu sang Hà Lan đạt 116 triệu USD, tăng 46% và xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 109 triệu USD, tăng 30%. … Trong năm 2006, có 1.300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Trong đó, Công ty Cổ phần may 10 và Công ty may Việt Tiến là 2 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là Cty TNHH Triumph International và Công ty May mặc Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trí xuất khẩu lớn thứ 3 là Công ty may Đức Giang với 17 triệu USD và thứ tư là Công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD.Tiếp theo những kết quả xuất khẩu tốt đẹp trong năm 2006, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong năm 2007 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Trong khi hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Hoa Kỳ và EU, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, còn xuất khẩu tới Đài Loan lại giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng 3,93%, đạt 627 triệu USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU trong khi vẫn phải duy trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường Hoa Kỳ thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2007 và những năm sau. Năm 2008, Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc, nên các quốc gia xuất khẩu dệt may sang thị trường này, trong đó có Việt Nam, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w