Các giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 83 - 84)

6: Các nước khác

3.2.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may. Đây là thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu mà sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp thì xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư đồng thời sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động được nhằm nâng cao chất lượng và giá thành là vô cùng cấp bách

Huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước:

Để triển khai chiến dịch tăng tốc ngành dệt may cần khoảng 30000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 – 2010. Nếu thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam thì các sản phẩm may mặc của Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế cao. Do đó các doanh nghiệp cần thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm tích lũy vốn đầu tư.

Trước hết, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực tự có trong Công ty như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên…

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước, đây là biện pháp đã được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, cá doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt cần nghiên cứu khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư cho phát triển.

Các doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu, lập dự án liên doanh liên kết có tính khả thi cao để tận dụng nguồn vốn nước ngoài.

Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư:

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Không chỉ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho ngành dệt may, vấn đề sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng là một đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Thực tế đã có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (dệt 8/3). Một trong những lý do là các doanh nghiệp đã sử dụng vốn để đầu tư cho các thiết bị không hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém không bán được. Do đó trong việc sử dụng vốn cần phải có sự phân bổ hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước cũng như địa phương.

Bên cạnh đó, quy mô đầu tư cho từng ngành cũng phải tính toán sao cho hợp lý:

• Phát triển ngành may với hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hiện nay là một xu hướng hợp lý vì nhu cầu vốn đầu tư không quá lớn, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì một số doanh nhiệp dệt may quy mô lớn, trang bị hiện đại, có hiệu quả sản xuất cao do lợi thế về quy mô để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ phía thị trường Hoa Kỳ.

• Định hướng đầu tư: do ngành may xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn ngành dệt nên hiện nay, một mặt vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị ngành may, mặt khác, tập trung lượng vốn lớn hơn, đầu tư có trọng điểm cho các sản phẩm mà Việt Nam đang phải nhập khẩu như sợi, dệt thoi, dệt kim, phụ liệu dệt may, tránh tình trạng đầu tư trùng các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ thiết thực cho ngành may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Để có thể xây dựng và triển khai nhanh các dự án đầu tư, cần mở rộng việc sử dụng các Công ty tư vấn chuyên ngành, coi trọng việc chuyên môn hóa bởi chủ đầu tư không thể làm hết mọi công việc liên quan đến dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w