Tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 41 - 45)

+ Mở L/C nhập khẩu:

Các khách hàng thực hiện mở L/C nhập ở chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này hiện nay được sử dụng nhiều. Doanh số mở L/C nhập qua các năm như sau:

Bảng 2.7: Doanh số mở L/C nhập khẩu

Đơn vị: USD

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số món 113 132 171 243

Doanh số 9.926.183,11 11.237.525,44 14.274.568,80 40.425.417,4

Đơn vị: USD

Biểu đồ 2.5: Doanh thu phương thức mở L/C năm 2004-2007

Bảng tổng kết cho thấy doanh số mở L/C tăng đều trong các năm 2004, 2005, 2006 và tăng mạnh đột biến vào năm 2007. Điều này là dễ hiểu, do từ năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, các quan hệ thương mại của Việt Nam phát triển rộng chưa từng thấy, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất nhộn nhịp. Một loạt các mặt hàng ngoại nhập được giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết nên nhu cầu mở L/C nhập cũng tăng lên tương ứng. Trong khi năm 2005 và 2006 doanh số mở L/C nhập lần lượt là: 112,375 triệu USD và 142,745 triệu USD thì năm 2007 con số này đã tăng vọt và đạt tới 404,251 triệu USD. Kết quả này có được cũng một phần nhờ vào việc phuơng thức thanh toán bằng L/C dần được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên do tính an toàn và sự đảm bảo công bằng quyền lợi của hai bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.

+ Thông báo L/C xuất khẩu:

Cũng như nghiệp vụ mở L/C, nghiệp vụ thông báo L/C xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng đều đặn cho đến năm 2006 và tăng đột biến ở năm 2007 cả về số món lẫn giá trị doanh số. Tuy nhiên, giá trị của hoạt động thông báo L/C xuất chiếm tỷ trọng không lớn so với hoạt động mở L/C nhập

khẩu. Điều này được giải thích bởi Việt Nam hiện nay vẫn là nước nhập siêu, các doanh nghiệp nhập nhiều hơn xuất. Mặt khác, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa có những chính sách ưu tiên hợp lý để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình hình hoạt động thông báo L/C xuất khẩu cụ thể:

Bảng 2.8: Doanh số thông báo L/C xuất khẩu

Đơn vị: USD

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số món 8 10 22 52

Doanh số 259.231,19 286.593,50 2.402.863,86 3.420.281,97

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007)

Biểu đồ 2.6: Doanh số thông báo L/C xuất năm 2004-2007

Nếu như từ năm 2004 đến 2005, giá trị L/C thông báo không biến động mạnh thì năm 2006 và 2007 lại có sự tăng mạnh, được lý giải chủ yếu bởi sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế nước ta mở cửa mạnh mẽ. Tuy nhiên giá trị của L/C thông báo lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ.

Một nguyên nhân giải thích cho điều này là các khách hàng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (chủ yếu ở phía Bắc) gồm nhiều doanh nghiệp

xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng gia công nên giá trị của L/C thông báo không cao. Hơn nữa, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như chính sách tài trợ L/C xuất khẩu, cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt.

Từ những phân tích trên có thể thấy nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hoạt động chủ đạo trong TTQT, trong đó thanh toán hàng nhập có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thanh toán hàng xuất. Đây là thực trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại trong nước khi hàng năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 41 - 45)