Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm là bất động sản trong hoạt động cho vay tại SGD I - NHCTVN (Trang 36)

Bước sang 2006, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2005 và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của NHCT Việt Nam. Sở giao dịch I đề ra mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2006, cụ thể như sau:

2.1.4.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh

Nguồn vốn huy động duy trì ở mức 14.000 tỷ đồng ( cao hơn mức bình quân năm 2005 là 200 tỷ đồng)

Dư nợ cho vay tăng 15% so với năm 2005. Số tuyệt đối tăng 450 tỷ đồng.

Lợi nhuận hạch toán nội bộ 300 tỷ đồng Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 1%.

Thu phí từ dịch vụ từ 15 tỷ đồng ( tăng 20% số thực hiện năm 2004). Thu nợ khó đòi ngoại bảng 2 tỷ đồng.

CHỈ TIÊU 2002 2003 2004

Tổng thu 692.307 828.901 892.769

T.đó: - Thu lãi tiền gửi 42.621 64.558

- Thu lãi cho vay 120.478 153.856 168.164

- Thu lãi điều hòa vốn 455.165 624.312

- Thu dịch vụ 8.411 8.077 10.685

- Thu khác

Tổng chi 488.430 629.578 627.373

T.đó: - Chi trả lãi tiền gửi 432.790 590.732 630.137

- Chi nhân viên 6.650 7.689

- Chi khác 48.990 24.236

Lãi hạch toán nội bộ 140.877 199.323 265.395

Vượt 17,3% so KH

Vượt 28% so KH

Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm 58% trong tổng dư nợ.

2.1.4.2. Nhiệm vụ kinh doanh năm 2006

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Sở giao dịch I tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Đẩy mạnh khai thác mọi nguồn vốn, hướng tới việc tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối, chi phí đầu vào thấp.

Bằng mọi biện pháp để duy trì các khách hàng truyền thống. Giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng nghiệp vụ có quan hệ trực tiếp với khách hàng chủ động đưa ra biện pháp thu hút vốn khi đơn vị có nguồn thu. Làm tốt công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng kể cả doanh nghiệp và dân cư có nguồn tiền gửi lớn, để đàm phán giữ nguồn khi đến hạn, tuyệt đối không để khách hàng rút tiền gửi ngân hàng khác vì chưa được quan tâm đầy đủ.

Nghiên cứu, phân tích thị trường, tìm kiếm các đơn vị là các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có nguồn thu để khai thác vốn. Thường xuyên quảng cao, tuyên truyền để thu hút nguồn vốn từ dân cư. Tiếp tục đưa ra các hình thức khuyến mãi mới (quà tặng, các chính sách lãi suất) phù hợp hấp dẫn khách hàng gửi tiền. Có chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt để duy trì ổn định khách hàng tiền gửi truyền thống.

b) Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý, giám sát, hướng tới một cơ cấu tín dụng an toàn. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chỉ đạo của NHCT VN.

Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng quản lý giám sát của Sở và kế hoạch NHCT giao. Kiên quyết thực hiện chính sách cho vay có chọn lọc để đảm bảo an toàn vốn. Luôn cập nhật thông tin về khách hàng, ngành hàng để đầu tư vốn đúng hướng. Thường xuyên phân tích và nắm vững tình hình kinh doanh, kết quả tài chính của khách hàng để đầu tư đúng hướng. Giảm dần dư nợ hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng làm ăn yếu kém, có dấu

hiệu chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Tuyệt đối không để nợ quá hạn mới phát sinh.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút khách hàng vay mới, chú trọng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình để tăng dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngoài quốc doanh. Rà soát, đánh giá lại toàn bộ khách hàng đang có dư nợ không có tài sản bảo đảm, đốc thúc khách hàng bổ sung tài sản để nâng dần tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để tận thu các khoản nợ khó đòi đã được xử lý hạch toán ngoại bảng.

c) Tập trung phát triển hoạt động dịch vụ để tăng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập phù hợp với sự phát triển của một ngân hàng hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một nhiệm vụ trọng yếu trong xu thế cạnh tranh và hội nhập và là hướng đi tất yếu để đa dạng hóa nguồn thu. Trước hết, cần hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm dịch vụ hiện có, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở khai thác tiện ích của công nghệ ngân hàng hiện đại. Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ cho vay hỗ trợ học sinh du học; có kế hoạch tiếp thị ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thông tin nhanh chóng kịp thời. Triển khai dịch vụ cho thuê két sắt trong năm 2006.

Tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển thẻ ATM, Visacard cho từng phòng nghiệp vụ. Chủ động làm việc với các đơn vị có quan hệ gửi tiền, vay vốn để ký hợp đồng mở và chuyển lương quan thẻ. Khảo sát địa điểm thích hợp để đặt máy ATM mới và cơ sở chấp nhận thẻ.

Chú trọng công tác mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục nâng cấp các QTK thành điểm giao dịch mẫu theo chỉ đạo của NHCT VN, nhằm tăng cường quảng cáo đẩy mạnh khai thác sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, các sản phẩm thẻ NHCT.

d) Đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động, phát triển đúng định hướng chỉ đạo của NHCT VN.

Phối hợp với phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ để kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả các mặt công tác, đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, chế độ quy định. Tuyệt đối không để xảy ra rủi ro, thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng.

e) Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể:

Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Duy trì các phong trào văn nghệ, thể thao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cơ quan, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

Bước sang năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của cả nước và TP Hà Nội, chặng đường trước mắt có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Song với bề dày thành tích hoạt động, Sở giao dịch I NHCT Việt Nam sẽ khắc phục được khó khăn, tận dụng được cơ hội để vươn lên, đổi mới và tiếp tục phát triển, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

2.2.Thực trạng công tác quản trị TSBĐ là bất động sản trong hoạt động cho vay tại SGD I - NHCT VN

Khi lộ trình hội nhập ngày càng đến gần, cùng với tự do hoá thương mại, dỡ bỏ những hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, bài toán để tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có một lời giải duy nhất đó là cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ đạt đến tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Để tiến tới hội nhập, NHCTVN nói chung và SGD I nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo tính hệ thống, khoa học, nâng cao sức cạnh tranh và mang lại lợi ích thật sự cho ngân hàng. Riêng trong công tác quản trị TSBĐ nói chung và TSBĐ là BĐS nói riêng phải đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

2.2.1. Tình hình cho vay có tài sản bảo đảm tại sở giao dịch I- NHCTVN Bảng 3 : Tình hình cho vay có TSBĐ tại SGD I - NHCTVN

Đơn vị : tỷ đồng 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ (DN) 1.497 100 2.414 100 2.788 100 DN có TSBĐ 596 39,8 1.01 6 42,1 1.113 39,9 DN không có TSBĐ 901 60,2 1.398 57,9 1.675 60,1

Nguồn: Báo cáo thu nợ, dư nợ đến 31/12 năm 2003, 2004, 2005

Trong hoạt động cho vay của SGD I ta thấy, dư nợ có TSBĐ chỉ chiếm trên dưới 40% trong 3 năm từ 2003 đến 2005. Qua so sánh với dư nợ có TSBĐ tại các chi nhánh của cùng hệ thống và một số ngân hàng khác thì tỷ lệ này còn thấp. Nguyên nhân là NHTM được sử dụng “tín chấp” khi cho vay đối với DNNN mà dư nợ của khối kinh tế quốc doanh trong tổng dư nợ của chi nhánh lại chiếm tỷ trọng lớn ( 90,5% năm 2003, 79,9% năm 2004 và 74,1% năm 2005).

Việc sử dụng bảo đảm tiền vay bằng các giấy tờ có giá được sử dụng khá rộng rãi đặc biệt là sổ tiết kiệm nhưng do cơ chế chuyển nhượng còn phức tạp nên rủi ro dễ phát sinh khiến cho TSBĐ thuộc loại này chỉ chiếm 2,1% tổng dư nợ có TSBĐ.

Bảng 4. Dư nợ có TSBĐ phân theo từng loại TSBĐ tại SGD I - NHCTVN

Đơn vị: tỷ đồng

Đến ngày 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng(%)

Tổng dư nợ có TSBĐ 1113 100

Máy móc, dây chuyền công nghệ 489 43,9

Nhà đất 601 54

Giấy tờ có giá và các TSBĐ khác 23 2,1

Nguồn: Báo cáo thu nợ, dư nợ đến 31/12/2005

Đảm bảo tiền vay bằng máy móc và dây chuyền công nghệ cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ có TSBĐ (chiếm 43,9%) do nhiều máy móc

dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài có giá trị lớn. Tuy nhiên, đây cũng là loại TSBĐ gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong việc thẩm định và về thủ tục pháp lý. Máy móc dây chuyền công nghệ khi thẩm định phải hết sức thận trọng vì do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đồng thời do sự cạnh tranh chúng rất dễ bị lỗi thời lạc hậu và chanh chóng bị mất giá. Nhà đất là loại TSBĐ có giá trị lớn và thường được sử dụng để làm bảo đảm nhất chiếm tới 54% tổng dư nợ của năm 2005.

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị TSBĐ là BĐS tại SGD I NHCTVN

Tại SGD I – NHCT VN, công tác thẩm định tài sản bảo đảm được thực hiện bởi tổ thẩm định nằm trong phòng khách hàng 1 và khách hàng 2 và khách hàng cá nhân tùy theo khách hàng là doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa và nhỏ hay cá nhân. Đối với những TSBĐ có giá trị trên 500 triệu thì tổ thẩm định được thành lập gồm 05 người gồm: 01 Phó Giám đốc, 01 lãnh đạo phòng, 01 cán bộ thẩm định và 02 cán bộ cho vay.

Trách nhiệm CBTD Tổ đinh giá A Tổ định giá B Tổ định giá B Tổ định giá C Tổ định giá D Giám đốc Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm Kiểm tra hồ sơ Lập Biên bản thoả thuận định giá BĐS

Kiểm tra tại hiện trường

Phê duyệt Lập Tờ trình thẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định BĐS

A

Xác định yêu cầu kiểm tra, định giá tài sản bảo đảm

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

CBTD 43 Bàn giao hồ sơ TSBĐ Hoàn thiện và Đăng ký giao dịch bảo đảm Lập và ký kết hơp đồng cầm cố thế chấp TSBĐ A (7) (8) (9) (10)

CBTD

CBTD

CBTD

Nguồn: Quy trình nhận TSBĐ là BĐS tại Sở Giao dịch I - NHCTVN

Diễn giải

A. Nhận hồ sơ: SGD I chỉ nhận thế chấp QSD đất đối với đất có một trong các giấy dưới đây:

- Giấy chứng nhận QSD đất ở, đất thuê, - Giấy chứng nhận QSD đất ở và QSH nhà ở.

- Giấy tờ chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. (Bằng khoán điền thổ)

- Hợp đồng mua bán nhà ở có xác nhận của Công chứng nhà nước, đã đăng ký sang tên tại Sở Địa chính Nhà đất.

và các giấy tờ hợp lệ khác

B. Trưởng phòng nghiệp vụ cử cán bộ tham gia Tổ định giá. Tổ định giá có trách nhiệm xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng và tiến hành kiểm tra tài sản thế chấp theo quy định của NHCT

C. Tổ định giá lập "Biên bản thoả thuận định giá bất động sản"Biên bản thoả thuận định giá tài sản bảo lãnh thế chấp. Biên bản thoả thuận định giá phải có đầy đủ chữ ký của các bên bao gồm cả các đồng sở hữu tài sản thế chấp và các thành viên Tổ định giá.

Người đi

vay Ngân hàng

Xử lý tài sản thế chấp

Ngân hàng và người đi vay thỏa thuận

cách xử lý Ngân hàng quyết định khi có tranh chấp về giá Tòa án quyết định khi có tranh chấp và khởi kiện Phương thức xử lý

- NH Tự bán công khai trên thị trường - NH ủy quyền bán qua tổ chức bán đáu giá

- Giao bên bảo đảm tự xử lý - Nhận TSBĐ để thay thế nghĩa vụ trả nợ - Nhận khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba có nghĩa vụ - Xử lý TSBĐ nhận bàn giao từ cơ quan thi hành án

Thu nợ bằng tiền bán tài sản

Trả tiền thừa cho Truy đòi người đi

D.Tổ định giá lập “Tờ trình thẩm định bất động sản” trình Giám đốc Công ty phê duyệt kết quả định giá. CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng cầm cố, thế chấp theo quy định tại ký kết hợp đồng bảo đảm của pháp luật.

Về quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, NHCTVN đã ban hanh quy trình cụ thể gửi cho các chi nhánh và sở giao dịch nhằm thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống trong đó quy định rõ ràng cụ thể quy trình. Quy trình này quy định trình tự các bước trong quá trình xử lý TSBĐ tiền vay tron hệ thống NHCT Việt Nam. Hơn nữa, quy trình cũng xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia quản lý, xử lý TSBĐ tiền vay giúp quá trình xử lý TSBĐ tiền vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm thu hồi tối đa khoản nợ vay của NHCT Việt Nam. Trong đó quy định Hội đồng xử lý TSBĐ tại NH cho vay, Công ty thuê mua tài chính, Công ty AMC phải gồm ít nhất 5 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền; Phó chủ tịch là Phó Giám đốc phụ trách công tác tín dụng hoặc Phó Giám đốc do Giám đốc chỉ định; Các thành viên còn lại thuộc các Phòng, bộ phận có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập đại diện một số phòng, bộ phận khác làm thành viên khi xem xét thấy cần thiết.

Biểu đồ 2. Sơ đồ xử lý TSBĐ là bất động sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Quy trình xử lý TSBĐ là BĐS của NHCTVN

Bên cạnh đưa ra lưu đồ các nhận TSBĐ là bất động sản và xử lý TSBĐ tại SGD I đã ban hành nhiều quy trình liên quan đến công tác quản trị TSBĐ như quy trình nhập xuất hồ sơ TSBĐ, quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ v.v...

2.3. Đánh giá thực trạng

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong năm 2005, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách: thiên tai xẩy ra ở nhiều nơi trong nước, tình hình chính trị và kinh tế thế giới biến động phức tạp v.v. Tuy nhiên lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc: Nhiều loại hình định chế tài chính đã hình thành và bước đầu đã phát huy hiệu quả; chính sách lãi suất đã được đổi mới theo hướng phù hợp hơn với thực tế thị trường; nới rộng hoạt động kinh doanh VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; tín dụng chính sách và tín dụng thương mại được phân định rõ ràng hơn.

Trong bối cảnh đó SGD I - NHCTVN đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh với các chỉ tiêu quan trọng: Tổng nguồn vốn huy động tăng 14,5%, cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi phù hợp với thực tế sử dụng vốn; Cho vay nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng theo hướng thận trọng và đổi mới về chất (tăng 15% so

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm là bất động sản trong hoạt động cho vay tại SGD I - NHCTVN (Trang 36)