L ỜI MỞ ĐẦU
3.2.4.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh
của một NHTM. SGD luôn là đơn vị đi đầu trong hệ thống BIDV cũng như các NHTM trong nước về hiện đại hóa công nghệ NH. Công nghệ tin học của
thế giới ngày nay đang mở ra những cơ hội thuận lợi cho SGD trong chiến lược hiện đại hoá ngân hàng. Tuy nhiên, công nghệ NH thường xuyên thay
đổi và hiện tại công nghệ NH ở Việt Nam vẫn còn kém xa so với công nghệ
NH thế giới. Trong năm tới, ngân hàng cần tập trung thực hiện từng bước
chiến lược đó như sau:
- Tìm hiểu kỹ lưỡng về các công nghệ NH trên thế giới, lựa chọn công
nghệ NH thích hợp nhất để ứng dụng tại SGD.
- Cử cán bộ ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, cách thức sử dụng công
nghệ mới, tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ về cách thức sử dụng, khai
thác công nghệ…
Trong giai đoạn hiện nay, hiện đại hóa công nghệ NH tại SGD cần tập
trung giải quyết những vấn đề sau:
-Thực hiện kế toán giao dịch tức thời tại quầy, kiểm tra kiểm soát từ xa
các nghiệp vụ thị trường liên ngân hàng, quản lý thông tin báo cáo thống kê và thông tin phòng ngừa rủi ro, quản lý lưu trữ hồ sơ tín dụng, kế toán ngân
hàng. Đảm bảo an toàn hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại tệ.
- Tiếp tục phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại như telephone banking, mobile banking, internet banking để tạo nhiều cơ hội đáp ứng nhu
cầu khách hàng cũng như giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch.
- Từng bước hiện đại hoá các phương tiện thanh toán không dùng tiền.
đảm bảo cho khách hàng gửi tiền một nơi mà có thể rút tiền bất cứ Chi nhánh
nào trong cả nước.
- Nâng cấp cơ sở hoạt động và các phương tiện làm việc của ngân hàng. Công nghệ NH phải đảm bảo nhanh, kịp thời và chính xác nhằm đáp ứng yêu cầu cao về xử lý thông tin trong lĩnh vực NH.
KẾT LUẬN
Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa và đặc biệt là nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp hoạt động
XNK, các NHTM Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộng
hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất
những yêu cầu đó.
Cùng với các ngân hàng trong toàn ngành, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay XNK, khách hàng vay vốn cho hoạt động XNK tại SGD ngày càng tăng về cả số lượng cũng như giá trị mỗi khoản vay. Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào nhưng không phải là không có những hạn chế đối với SGD. Khó khăn
xuất phát từ bản thân SGD, từ sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống NHTM
cũng như từ những biến động bất lợi của môi trường kinh tế.
Thấy được những hạn chế đó, với nỗ lực không ngừng và khả năng phát
triển của NH như hiện nay chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng trong tương lai
hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng XNK nói riêng của SGD sẽ phát
triển mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của ngành NH cũng như sự phát triển chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. TS. Tô Ngọc Hưng (2000), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân
hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế - Tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. GS.TS Lê Văn Tư (2000), Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2006-2008), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
7. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho
vay.
8. Lê Ngọc Quỳnh (2008), Hai năm BIDV thực hiện điều 7 quyết định
493: Minh bạch nợ xấu - kết quả ngoài mong đợi, Tạp chí Ngân hàng, Số 07/2008.
9. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Herbert-Jkessler (1993), Tài chính ngoại thương, NXB Khoa học kỹ