L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
a) Những mặt còn tồn tại:
Mặc dù hoạt động tín dụng XNK tại SGD đạt được rất nhiều kết quả lạc quan như trên, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nổi lên một số mặt hạn chế cần được khắc phục, cụ thể:
Thứ nhất, SGD chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng, số doanh
nghiệp hiện nay đang cần vay vốn tài trợ XNK là rất lớn, tuy nhiên SGD mới
chỉ thực hiện cho vay với những khách hàng truyền thống, những khách hàng tiềm năng lớn và số ít khách hàng mới, còn bỏ ngỏ một số lượng lớn các
doanh nghiệp khác có tiềm năng, nhưng do điều kiện chưa thể tiếp cận được
Thứ hai, tỷ trọngdư nợ cho vay XNK trong tổng nguồn vốn huy động tại
SGD còn rất thấp, hơn thế nữa lại đang có xu hướng giảm dần qua các năm,
từ 12% năm 2006 xuống còn 6% năm 2008. Đây là loại hình cho vay tương
đối hiệu quả, có thời gian thu hồi vốn nhanh và có tác dụng kích thích các
hoạt động dịch vụ khác của NH. Vì vậy trong thời gian tới SGD cần nỗ lực hơn nữa để mở rộng cho vay XNK, tránh để vốn huy động được bị ứ đọng,
gây thất thu cho NH.
Thứ ba, tuy rằng cơ cấu cho vay XNK đang được điều chỉnh hợp lý hơn, nhưng tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn quá cao (64%
trong năm 2008), mảng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa được chú ý đúng mức (năm 2008 chỉ tăng 3% so với năm 2007). Đành rằng cho vay doanh nghiệp Nhà nước thì có rủi ro thấp hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, tuy nhiên trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn rất có hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài là nhóm khách hàng SGD cần mạnh dạn tiếp cận, tin tưởng vào họ vì tiềm năng của nhóm khách hàng này là rất lớn.
Thứ tư, các hình thức tín dụng tài trợ XNK còn khá là ít và đơn điệu, làm giảm tính hấp dẫn đối với khách hàng. Hy vọng trong thời gian tới, SGD sẽ
mạnh dạn đa dạng hóa, phát triển thêm một số loại hình cho vay XNK nữa để
phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế cũng như nhu cầu của doanh nghiệp.
b)Nguyên nhân:
Những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay XNK tại SGD có thể được cho là do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, lĩnh vực hoạt động truyền thống của BIDV là đầu tư xây dựng cơ
năm trở lại đây. Do vậy, thị phần thanh toán quốc tế của SGD trên địa bàn còn nhỏ bé.
Thứ hai, cơ sở dữ liệu của NH về khách hàng và thị trường còn thiếu, không thường xuyên được cập nhật nên đã gây khó khăn cho NH trong việc
thẩm định, đưa ra các quyết định cho vay cũng như kiểm tra, giám sát các
khoản đã cho vay.
Thứ ba, mặc dù trong thời gian gần đây, công tác Marketing đối với tín
dụng XNK rất được SGD quan tâm nhưng hiệu quả còn chưa cao. Hoạt động
Marketing mới chỉ nhắm vào số ít khách hàng lớn, truyền thống, số lượng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn là rất lớn nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng khách hàng tới
SGD còn ít, cơ cấu cho vay XNK chưa được hợp lý.
*Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, SGD nói riêng cũng như các NH nói chung trên toàn quốc đang cần một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho hoạt động cho vay
XNK. Tuy rằng các Nhà nước, Chính phủ đang được điều chỉnh các chính
sách cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nhưng do tần suất điều chỉnh quá
lớn, khiến cho cả NH cũng như khách hàng không kịp nắm bắt, điều chỉnh
cho phù hợp. Bên cạnh đó các quy chế này tác động tới NH và khách hàng một cách không nhất quán, khi thì tạo thuận lợi cho NH, nhưng lại gây cản trở
cho doanh nghiệp, khi thì tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng gây khó khăn
cho NH. Cả hai tình huống đều dẫn đến tình cảnh NH và doanh nghiệp không
thể đáp ứng được nhu cầu của nhau, khi thì NH ứ đọng vốn không cho vay được, còn doanh nghiệp thì lại không thể tiếp cận được nguồn vốn đó…
các khu CN, khu chế xuất xa trung tâm…Điều này đã làm cho khả năng tiếp
cận nguồn vốn của các doanh nghiệp thấp, và với SGD nói riêng cũng như
BIDV nói chung thì việc mở rộng hoạt động tín dụng XNK cũng trở nên khó
khăn hơn.
Thứ ba, nguyên nhân nằm ở các doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam,
phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có rất nhỏ.
Bên cạnh đó, phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trình lên SGD xin vay vốn không hợp lý, dẫn tới SGD dù muốn cũng không thể cấp tín dụng
cho các doanh nghiệp như vậy. Hơn thế nữa, do mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, kiến thức của doanh nghiệp về hoạt động tín dụng, về
hợp đồng thương mại còn hạn chế gây bất lợi cho NH. Ngoài một số doanh
nghiệp còn không thực hiện đúng cam kết khi vay vốn như không mua bảo
hiểm tài sản, sử dụng vốn sai mục đích.
Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt cũng là một trở
ngại đáng kể trong việc SGD phát triển hoạt động cho vay tài trợ XNK. Hiện
nay, SGD phải cạnh tranh với một số NH vốn có thế mạnh trong hoạt động cho vay XNK như Ngân hàng cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank) Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu
(Eximbank)… Vì vậy trong thời gian tới SGD phải nỗ lực hơn rất nhiều thì mới mong mở rộngđược hoạt động cho vay XNK.
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH