- Tình hình khấu hao tài sản cố định.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
2.1. Chủ động khai thác, tạolập nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý hợp lý
Từ thực trạng đã phân tích ở Phần II cho thấy: trong năm vừa qua cơ cấu nguồn vốn của Công ty không hợp lý, hệ số nợ quá cao. Công ty đã dùng vay ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn, đặt Công ty luôn ở tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải tổ chức lại vốn, khai thác nguồn hợp lý đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần phải thực hiện:
- Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn từ đó giảm bớt được khoản lãi tiền vay phải trả. Bên cạnh đó Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn đang bị chiếm dụng. Thực hiện tốt những điều này sẽ trực tiếp làm hệ số nợ giảm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng khả năng thanh toán cho Công ty.
- Trong thời gian tới Công ty cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng từng hình thức huy động vốn sao cho đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý vừa đảm bảo an toàn về mặt tài chính nhưng chi phí sử dụng bình quân là thấp nhất.
2.2. Có kế hoạch dự trữ vốn vật tư hợp lý
Việc quản lý vốn vật tư dự trữ là rất quan trọng bởi lẽ nếu dự trữ tồn kho hợp lý sẽ giúp Công ty không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu thành phẩm hàng hoá để bán đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.
Tính đến 31/12/2005 giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất: 58,80% trong tổng vốn lưu động và điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đã làm cho Công ty bị ứ đọng 1 lượng vốn lớn làm tăng thêm rủi ro và các chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho như tăng thêm rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho, tăng thêm chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm…
Để khắc phục tình trạng này Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: Do Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng chính vì vậy cần lập kế hoạch sản xuất sản phẩm chi tiết hơn để từ đó có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Bên cạnh đó phải thoả thuận được với nhà cung cấp về chu kỳ giao nhận hàng sao cho quá trình thực hiện đơn hàng là thấp nhất. Mở nhiều kênh mua bán vật tư, đặt hàng dưới hình thức chào giá cạnh tranh để đảm bảo được các nguồn vật tư
tra chặt chẽ từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nguyên vật liệu nhập kho, tăng cường công tác bảo quản để phát hiện kịp thời nguyên vật liệu kém chất lượng tránh gây thiệt hại cho Công ty.
- Công ty cần định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại vật tư, hàng hoá để xác định số vốn lưu động của Công ty hiện có theo giá trị hiện tại, để kịp thời điều chỉnh những chênh lệch giữa thực tế với sổ sách kế toán, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời vật tư, hàng hoá bị mất mát hư hỏng hay tồn đọng nhằm giảm chi phí lưu kho, giảm thiểu vốn bị mất mát ứ đọng làm tăng nhanh vòng quay của vốn.
- Hiện nay Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, theo em như vậy là chưa hợp lý bởi lẽ Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và có nhiều đơn đặt hàng được ký kết và thực hiện trong một thời gian dài, tức là giá cả đã được thoả thuận trước. Tuy nhiên giá cả đầu vào của quá trình sản xuất thì luôn luôn biến động theo chiều hướng tăng lên điều này đã làm cho giá trị sản xuất/1 sản phẩm tăng trong khi đó giá bán không đổi đã làm cho lợi nhuận/1 sản phẩm giảm xuống kéo theo tổng lợi nhuận của Công ty giảm. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giảm thiểu những rủi ro về giá cho Công ty.
2.3. Công tác quản lý nợ