Dự trù kinh phí cho giám sát, quan trắc môi trường

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN DỆT NHUỘM pptx (Trang 71 - 73)

4. Tổ chức thực hiện ĐTM

5.2.3. Dự trù kinh phí cho giám sát, quan trắc môi trường

Dự trù kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường của cơ sở là cần thiết và không thể thiếu, do vậy trong phần nội dung này phải đề xuất rất cụ thể, rõ ràng những khoản kinh phí dự trù cho hoạt động quan trắc từng phần môi trường nêu trên.

CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Yêu cu: Tham vấn cộng đồng là một nội dung quan trọng đảm bảo không chỉ cho quá trình ra quyết định được minh bạch, chuẩn xác mà còn tạo điều kiện cho người dân trực tiếp bị tác động bởi dự án và những người quan tâm về dự án có thể tham gia vào quá trình ĐTM và tăng lòng tin đối với dự án. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cho dự án phát triển bền vững. Do vậy, việc tham vấn cộng đồng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tham vấn đúng đối tượng;

- Nội dung tham vấn phải xác thực với dự án với việc sử dụng ngôn ngữ dễ

hiểu phù hợp với trình độ dân trí của đối tượng được tham vấn;

- Kết quả tham vấn phải được lồng ghép trong quá trình thực hiện ĐTM và phản ánh trong báo cáo ĐTM.

6.1. Tham vấn ý kiến cộng đồng

Trong chương này, chủ đầu tư phải phối hợp với UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã

để tham vấn và lấy ý kiến của công đồng về việc triển khai thực hiện dự án. Đặc biết là các đối tượng bị tác động trực tiếp của dự án.

Chủđầu tư gửi 1 bộ Hồ sơđến UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã gồm: - Tóm tắt Báo cáo khả thi hay Báo cáo đầu tư của dự án

- Công văn thông báo về các nội dung cơ bản của dự án, các tác động cơ bản của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hộị Các biện pháp sẽ áp dụng để giảm thiểu tác động và đề nghị UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã cho ý kiến góp ý bằng văn bản Bản tóm tắt này phải ngắn gọn, xúc tích (thường không quá 20 trang).

Trong trường hợp UBND và Uỷ ban mặt trận tổ quốc cấp xã yêu cầu phái đối thoại trực tiếp, chủ dự án phải phối hợp tổ chức cuộc họp, lấy ý kiến cộng đồng và ghi Biên bản họp.

Lưu ý: Tất các các tài liệu này cần đưa vào Phụ lục của Báo cáo ĐTM.

Sau khi nhận được Công văn trả lời bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban mặt trận tổ quốc các xã liên quan đến dự án sẽ tổng hợp các ý kiến và đưa vào Báo cáo chính thức. Đặc biệt lưu ý đến các ý kiến đề xuất và lưu ý thực hiện của Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban mặt trận tổ quốc cấp xã.

Trong trường hợp dự án có nhièu vấn đề nhạy cảm và tác động đến nhiều đối tượng công đồng, cần lấy ý kiến tham vấn (Sử dụng Phiếu câu hỏi) để lấy thêm ý kiến của

các đối tượng bị tác động trực tiếp của dự án làm cơ sở để có các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến KT_XH.

Sau khi tổng hợp các ý kiến cần có mục ý kiến phản hồi chính thức của Chủ dự án về các vấn đề tham vấn cộng đồng đưa rạ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN DỆT NHUỘM pptx (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)