4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1.4. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước
Giai đoạn thi công
Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường do nước thải từ hoạt động xây dựng công trình
- Xây dựng bờ bao xung quanh khu vực dự án bằng cọc tre và bao tải để tránh các hiện tượng sạt lở, trôi đất cát (cao 1- 1.5 m).
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước phù hợp với địa hình xung quanh
- Nghiêm cấm các thiết bị máy móc, dụng cụ chuyên dụng được rửa tại các khu vực chảy xuống nguồn nước chung. Đảm bảo việc thoát nước mưa từ
công trình thi công không tồn đọng trực tiếp ở các nguồn nước, các kênh, mương hiện tạị
- Không đổ chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá...) và chất thải dầu cặn của thiết bị xuống dòng chảy; mọi loại chất thải được thu gom, phân loại và chuyển đến vị trí đổ thải theo qui định.
- Phế thải chứa dầu được thu gom, xử lý và chôn lấp xa nguồn nước.
- Trong quá trình thi công, không xả nước thải trực tiếp xuống các thủy vực xung quanh dự án, không gây ô nhiễm nước kênh mương trong khu vực do
nước thải xây dựng. Vì vậy, dự án bố trí các hố thu nước xử lý cặn và bùn lắng để không gây hiện tượng bồi lắng kênh mương thủy lợị
- Lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính phù hợp để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống các kênh mương thủy lợi trong khu vực
- Dầu mỡ và các phế thải từ các phương tiện vận tải và máy móc thiết bị phục vụ thi công thải ra được thu gom, xử lý và thải bỏ đúng quy định để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
- Thường xuyên kiểm tra nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường nước thảị Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của dự án cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu và hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để
ngăn ngừa chất thải rò rỉ qua đường thoát thảị
Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được xử lý bằng cách lắp đặt 3 nhà vệ sinh tự
hoại di động bằng vật liệu composite (200 lít).
Hình 4.1. Nhà vệ sinh di động trên công trường
Giảm thiếu tác động tới môi trường do nước mưa
- Xây dựng bờ bao xung quanh khu vực dự án bằng cọc tre và bao tải để tránh các hiện tượng sạt lở, trôi đất cát (cao 1-1,5m).
- Trong quá trình thi công, không xả nước thải trực tiếp xuống các thuỷ vực xung quanh khu vực dự án. Tại dự án có hồ chứa nước (kích thước 4 x 4 x 2m) để lắng bớt cặn trước khi thoát vào hệ thống kênh mương tiêu thoát nước trong khu vực thi công.
NHÀ VỆ SINH
CÔNG TRƯỜNG
2600
Giai đoạn vận hành
Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sản xuất gây ra
Nước thải của ngành dệt nhuộm cần phải quan tâm và xử lí, vì nước thải này gây ô nhiễm nhiều tới môi trường sống. Để giảm mức độ ô nhiễm người ta có thể áp dụng 2 biện pháp:
- Biện pháp giảm thiểu các chất ô nhiễm trong quá trình công nghệ, kể cả việc thu hồi lại hồ trong khi giũ, hồ vải, cũng như tiết kiệm sử dụng hóa chất và thay thế hóa chất bằng các enzim, như thay xút bằng α amilaza chịu nhiệt trong giũ, hồ vải, v.v…
- Biện pháp xử lý nước thải thích hợp:
Do đặc thù của công nghệ, nước thải ngành dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn tổng số, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao, chọn phương án xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Để đạt hiệu quả kinh tế cũng như hiệu suất xử lý cần có hệ thống phân luồng dòng thải, đặc biệt đối với những cơ sở có năng suất sản xuất hàng dệt nhuộm lớn. Phân luồng dòng thải bao gồm:
- Dòng ô nhiễm nặng như dịch nhuộm thải, dịch hồ, nước giặt hồ của các công
đoạn.
- Dòng ô nhiễm vừa như nước giặt các giai đoạn trung gian.
- Dòng ô nhiễm nhẹ nước làm nguội, nước giặt cuốị Dòng thải ô nhiễm nhẹ có thể xử lý sơ bộ hoặc trực tiếp tuần hoàn lại cho sản xuất.
Đây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm năng lượng
đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý.
Xử lí nước thải sản xuất
Tuỳ theo yêu cầu và mức độ ô nhiễm của nước thải, người ta có thể dùng phương pháp xử lí hóa lí hay sinh học hoặc kết hợp cả haị Dây chuyền xử lý kết hợp thường cho hiệu quả cao hơn. Dưới đây giới thiệu quy trình xử lí nước thải dệt nhuộm kết hợp phương pháp hóa lí và sinh học.
Sơđồ công nghệ (nguyên lí)
Hình 4.2. Sơđồ tổng quát xử lý nước thải công nghiệp dệt
Ngoài ra, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước còn được kết hợp thực hiện bằng giải pháp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn như: Tuần hoàn tái sử dụng nước làm lạnh, hạn chế sử dụng hóa chất trợ, thuốc nhuộm ở dạng độc hay khó phân huỷ sinh học ....
Nước thải sau xử lý phải đạt QCVN/ TCVN.
Xử lý nước thải sinh hoạt
Phương án xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại kỵ khí có các vách ngăn mỏng, dòng chảy hướng lên và ngăn lọc kỵ khí – ABR (hay còn gọi là bể BASTAF – baffled septic tank with anaerobic filter) được áp dụng. cấu tạo như hình 5.3
(a) (b)
Hình 4.3. Mô hình bể tự hoại kỵ khí có các vách ngăn mỏng, dòng chảy hướng lên không có (a) và có (b)ngăn lọc kỵ khí
Song chắn, lưới lọc Loại bỏ dầu Điều hòa Trung hoà Xử lí sinh học Khử màu, kết thúc Thải Xử lí hóa lí Làm đặc, loại bỏ nước củabùn