II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE GIAI ĐOẠN 2004 –
3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm của VinaRe
3.1 Tình hình bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm
3.1.1 Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội, nhiều ngành nghề mới ra đời và nhu cầu bảo hiểm của người dân ngày một tăng là rủi ro ngày càng nhiều với diễn biến của tổn thất là vô cùng phức tạp. Điều này đã có ảnh hưởng xấu đến tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái của VinaRe giai đoạn vừa qua, cụ thể được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm của VinaRe giai đoạn 2004 – 2007
Năm Doanh thu phí nhận TBH (tỷ đồng) Bồi thường nhận tái (tỷ đồng) Tỷ lệ bồi thường nhận tái (%) 2004 713,331 141,002 19,77 2005 825,830 217,722 26,36 2006 782,844 189,534 24,21 2007 912,484 279,765 30,66 Tổng 3.234,489 828,023 25,59 (Nguồn: Phòng tổng hợp, VinaRe)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tỷ lệ bồi thường trung bình của hợp đồng nhận tái giai đoạn 2004 – 2007 của VinaRe là 25,59% và tỷ lệ này đang có diễn biến xấu là tăng dần qua các năm.
Mặt khác, tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái cũng có xu hướng tăng nhanh và biến động khôn lường. Nếu như năm 2004, mức bồi thường này mới chỉ là 141,002 tỷ đồng thì đến năm 2007 tổng số tiền mà VinaRe phải trả cho những tổn thất thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm đã lên tới 279,765 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần. Đây quả thực là một kết quả không mong muốn của bất kỳ một công ty bảo hiểm nào. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết quả trên là do thị trường bảo hiểm đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến thất thường của thời tiết. Đặc biệt khi Việt Nam sẽ là một trong những nước bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Và thực tế hàng năm nền kinh tế nước ta đã phải chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do các rủi ro thiên tai từ bão lụt. Điển hình là hai cơn bão lịch sử Xangsane và Durian năm 2006 gây tổn thất cho toàn thị trường ước đến hơn 200 tỷ đồng. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và nó cho thấy sự cần thiết hơn bao giờ hết phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác các rủi ro thiên tai.
Bên cạnh đó, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh tiếp tục là một vần đề nan giải của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các doanh nghiệp đua nhau giảm phí không chỉ đối với những rủi ro tốt, mà còn đối với cả những rủi ro xấu, mở rộng điều kiện bảo hiểm trong khi đó công tác đánh giá rủi ro lại bị xem nhẹ, các DNBH vẫn chưa quan tâm đến việc tư vấn cho khách hàng trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất cũng là nguyên nhân làm cho thị trường bảo hiểm luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao.
Cuối cùng là phần lớn các tổn thất rơi vào hợp đồng cố định. Đây thật sự là một bài toán khó của VinaRe khi phải cân đối giữa phí nhận tái và thu xếp nhượng tái một cách an toàn. Mặt khác VinaRe cũng cần phải xem xét lại các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định một cách cụ thể và
chặt chẽ hơn để loại bỏ được những rủi ro xấu được chuyển tái. Bên cạnh đó VinaRe cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ, tham mưu tư vấn cho các công ty bảo hiểm gốc về đánh giá rủi ro, cũng như xác định một tỷ lệ phí phù hợp với từng trưòng hợp cụ thể…
3.1.2 Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái
Với tình hình tổn thất đang diễn biến phức tạp và ngày càng có xu hướng gia tăng thì việc thu xếp nhượng tái an toàn là hết sức cần thiết đối với một công ty tái bảo hiểm như VinaRe. Bên cạnh việc nhận tái bảo hiểm chuyển nhượng từ VinaRe thì họ cũng chính là những người giúp giảm bớt gánh nặng bồi thường cho VinaRe đối với những rủi ro được bảo hiểm. Để thấy được tầm quan trọng của các hợp đồng nhượng tái của VinaRe ta có thể xem qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái bảo hiểm của VinaRe giai đoạn 2004 – 2007
Năm Phí nhượng tái (tỷ đồng) Bồi thường nhượng tái (tỷ đồng) Tỷ lệ bồi thường nhượng tái (%) BT nhượng tái/BT nhận tái 2004 601,334 91,288 15,18 67,74 2005 682,730 156,227 22,88 71,75 2006 624,677 120,229 19,25 63,43 2007 703,674 195,770 27,82 69,98 Tổng 2.612,415 563,514 21,57 68,06 (Nguồn: Phòng tổng hợp, VinaRe)
Qua số liệu thống kê trên cho thấy cùng với xu hướng gia tăng về trách nhiệm bồi thường của hợp đồng nhận tái thì số tiền bối thường của các nhà nhận tái bảo hiểm chuyển nhượng từ VinaRe cũng có chiều hướng tăng qua các năm với tỷ lệ bồi thường cũng ngày một tăng, trung bình là 21,57%.
Với những tổn thất của hợp đồng nhận tái thì bồi thường từ các nhà nhận tái bảo hiểm chuyển nhượng luôn chiếm một tỷ trong cao, trên 60% tổng giá trị bồi thường. Đây thực sự là những nguồn thu rất có ý nghĩa với VinaRe bởi với việc san sẻ trách nhiệm bồi thường, các nhà nhận tái sẽ góp phần vào sự ổn định
hoạt động kinh doanh của VinaRe trong những năm qua cũng như trong thời gian sắp tới.
3.1.3 Bồi thường giữ lại
Sau khi tiến hành thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của VinaRe sẽ được tính toán như sau:
Bảng 7: Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của VinaRe giai đoạn 2004 – 2007
Năm Phí giữ lại (tỷ đồng)
Bồi thường giữ lại (tỷ đồng) Tỷ lệ bồi thường giữ lại (%) BT giữ lại/ BT nhận tái (%) 2004 111,997 49,714 44,39 35,26 2005 143,100 61,495 42,97 28,25 2006 158,167 69,305 43,82 36,57 2007 208,810 83,995 40,23 30,02 Tổng 622,074 264,509 42,52 31,94 (Nguồn: Phòng tổng hợp, VinaRe)
Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại VinaRe cũng có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại bình quân qua 4 năm chỉ chiếm 31,94% tổng bồi thường phát sinh thộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm nhỏ hơn so với bồi thường nhượng tái bảo hiểm. Nhưng tỷ lệ tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của VinaRe lại luôn lớn hơn tỷ lệ bồi thường chung nhận tái bảo hiểm và tỷ lệ bồi thường thuộc hợp đồng nhượng tái bảo hiểm. Điều này có thể được thấy qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: So sánh giữa tỷ lệ bồi thường giữ lại, bồi thường nhận tái và bồi thường nhượng tái.