Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tư vấn cũng được BVSC thực hiện theo những quy trình nhất định. Quy trình của một hoạt động tư vấn nói chung bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp
Tại bước này BVSC sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đánh giá khả năng sử dụng vốn và xác định các rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư
Trong trường hợp đơn vị phát hành huy động vốn phục vụ cho các dự án đầu tư, BVSC sẽ tiến hành các nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định, các nội dung trọng tâm sau sẽ được làm rõ: Căn cứ pháp lý của dự án đầu tư; Quy mô đầu tư của dự án; Mục đích, cơ sở lý luận và thực tiễn, kế hoạch triển khai, đối tác tham gia của dự án; Kế hoạch giải ngân nguồn vốn huy động được từ đợt phát hành cho dự án; Thông tin về các nguồn vốn khác tài trợ cho dự án; Hiệu quả sử dụng vốn của dự án đầu tư.
Bước 3: Kết thúc tư vấn
BVSC sẽ tiến hành tư vấn cho đơn vị phát hành trong việc điều chỉnh lại cơ cấu sắp xếp và sử dụng các nguồn vốn hiện thời. Đồng thời tư vấn về
phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động cũng như quy mô và thời điểm gọi vốn, tư vấn phương án xây dựng mức giá chào bán, chuẩn bị hồ sơ xin phát hành chứng khoán.
Đây là quy trình khái quát của một hoạt động tư vấn mà BVSC sử dụng khi thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn, mỗi loại hình tư vấn lại được BVSC thực hiện thông qua những quy trình chặt chẽ, tuân thủ những quy định pháp lý đối với hoạt động này. Có thể kể đến hoạt động tư vấn cổ phần hóa và tư vấn niêm yết. Đây là hai hoạt động thế mạnh chủ yếu trong hoạt động tư vấn của BVSC.
Quy trình tư vấn cổ phần hóa
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là hình thức chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đang được đẩy mạnh tại tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Với hướng đi đúng đắn mà BVSC đã xác lập ngay từ năm 2002 – 2003 là lấy hoạt động tư vấn cổ phần hoá làm nền tảng, xây dựng hệ thống khách hàng ngay từ khâu chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, từ đó khẳng định vị thế của BVSC trên thị trường và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác phát triển. Vì vậy, BVSC đã trở thành công ty hàng đầu trong mảng tư vấn cổ phần hoá với việc ký kết và thực hiện hàng trăm hợp đồng tư vấn với các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
Với bề dày thành tích của một CTCK tại Việt Nam và vị thế dẫn đầu thị trường hiện nay, BVSC đã triển khai hoạt động tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp một cách đồng bộ bao gồm từ các khâu xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án kinh doanh và phương án cổ phần hóa, xây dựng phương án sắp xếp lao động, xác định và tái cơ cấu vốn, tổ chức đấu giá bán cổ phần đến tổ chức đại hội cổ đông thành lập, tư vấn quản trị công ty cổ phần ... Trong mỗi khâu thực hiện của quá trình cổ phần hoá, BVSC đã nắm bắt chặt chẽ các chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước để triển khai một cách thận trọng, hiệu quả và theo một quy trình thống nhất. Chính điều này đã đưa BVSC trở thành một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, được đánh giá xếp hạng hàng đầu và dành được uy tín lớn đối với các Bộ, ngành và địa phương.
Sơ đồ 3: Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Ghi chú:
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ ĐỆ TRÌNH PHƯƠNG ÁN CPH
ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN
BÁN CỔ PHẦN ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ CHO CBCNV VÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THÀNH LẬP
ĐĂNG KÝ KINH DOANH
XÂY DỰNG CÁC QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP, IN GIẤY GCNSHCP
BAN GIAO SỐ LIỆU CHO CTCP
Quy trình tư vấn niêm yết chứng khoán
Giao dịch chứng khoán qua thị trường giao dịch tập trung là mô hình đã được phát triển từ rất lâu tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, TTCK bắt đầu hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 và đang ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp lên niêm yết. Niêm yết chứng khoán là việc thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào đăng ký và giao dịch trên TTCK. Việc niêm yết và giao dịch chứng khoán trên TTCK mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời cũng ràng buộc doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Hiểu và nắm rõ những ưu, nhược điểm của việc niêm yết chứng khoán là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có ý định đăng ký niêm yết.
Là CTCK đầu tiên tại Việt Nam, BVSC xác định tư vấn niêm yết là nghiệp vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển thị trường. BVSC đã đi tiên phong và nhanh chóng trở thành CTCK hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn niêm yết. Tính đến thời điểm hiện nay, BVSC đã tư vấn thành công cho gần 60 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Đồng thời, BVSC cũng đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và nhanh chóng đưa thêm một số doanh nghiệp lên niêm yết trong thời gian sớm nhất, góp phần tăng thêm lượng hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Niêm yết chứng khoán có ảnh hưởng rộng rãi đến một lượng lớn các nhà đầu tư, tính an toàn cũng như uy tín của TTCK. Để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư cũng như uy tín của thị trường, cơ quan quản lý thị trường đã đưa ra một hệ thống các chuẩn mực và yêu cầu niêm yết mà các công ty phải thỏa mãn trước khi được cấp phép niêm yết. Do vậy, BVSC đã xây dựng một quy
trình chặt chẽ nhằm giúp các công ty có kế hoạch niêm yết trên thị trường hiểu và nắm rõ các quy định này.
Sơ đồ 4 : Quy trình niêm yết cổ phiếu 1. Chấp thuận của ĐHĐCĐ
thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu
5. Phối hợp thực hiện các công việc theo nội dung tư vấn 3. Cung cấp thông tin, tài liệu
7. Đăng ký lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán
8. Nộp hồ sơ lên SGD/TTGDCK 6. Thông qua kế hoạch và hồ sơ
niêm yết
11. Chốt danh sách cổ đông và lưu ký cổ phiếu tập trung
12. Mở tài khoản giao dịch cho các cổ đông 10. Nhận giấy phép và thông báo niêm yết 9. Phối hợp với tổ chức tư vấn bảo vệ hồ sơ 2. Lựa chọn tổ chức tư vấn