Khái quát về CTCK Bảo Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) (Trang 28)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính; chính thức được hoạt động kể từ ngày 26/11/1999 theo Giấy phép hoạt động số 01/GPHĐKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp với vốn điều lệ ban đầu là 43 tỷ đồng.

Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/2005/QD-TTG phê duyệt đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, theo đó Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt trở thành một thành viên của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.

Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt đã khẳng định được vị thế lớn mạnh của mình trên thị trường, quy mô hoạt động cũng không ngừng được mở rộng. Năm 2006 là năm ghi nhận những sự kiện trọng đại đối với quá trình phát triển của BVSC. Ngày 13/10/2006, BVSC được trao giải Nhãn hiệu cạnh tranh cấp quốc gia trong đợt bình trọn Nhãn hiệu Cạnh tranh - Nổi tiếng Quốc gia lần thứ I do Hội sở hữu Trí tuệ Việt Nam tổ chức. Cũng trong năm 2006, thương hiệu BVSC đã được bình chọn là Thương hiệu Việt Uy tín Chất lượng do các thành viên Mạng Thương hiệu Việt bình chọn. Nhân dịp này, BVSC đã được đón nhận bảng vàng và thư chúc mừng của Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận

chuyển mình mạnh mẽ của BVSC là việc Công ty tăng Vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng và chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, thực sự trở thành một công ty đại chúng trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Mô hình tổ chức công ty bao gồm 02 khối là khối kinh doanh và khối văn phòng và 01 chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh.

+ Khối kinh doanh bao gồm: bộ phận Tư vấn tài chính thực hiện nghiệp vụ tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành; bộ phận môi giới thực hiện nghiệp vụ môi giới; bộ phận tự doanh thực hiện nghiệp vụ tự doanh và bộ phận phân tích thực hiện nghiệp vụ phân tích.

+ Khối văn phòng bao gồm: bộ phận Phát triển kinh doanh thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm, quan hệ quốc tế thực hiện hoạt động marketing và PR; bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp thực hiện công tác hành chính tổng hợp, quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, tổng hợp kế hoạch; bộ phận kế toán thực hiện công tác tài chính kế toán; bộ phận Dịch vụ khách hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích hỗ thợ khách hàng; bộ phận IT thực hiện công tác tin học, quản trị hệ thống.

Cơ cấu trình độ cán bộ hiện nay của BVSC như sau: + Trình độ thạc sĩ: 38 người

+ Trình độ đại học: 130 người + Trình độ trung cấp: 25 người Tổng số nhân viên: 193 người

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức BVSC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIẾM SOÁT

BỘ PHẬN TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ BLPH BỘ PHẬN GIAO DỊCH VÀ MÔI

GIỚI

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN BỘ PHẬN TỰ DOANH BỘ PHẬN PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN KẾ TOÁN – TỔNG HỢP BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH BỘ PHẬN TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ BLPH BỘ PHẬN GIAO DỊCH VÀ MÔI GIỚI BỘ PHẬN KẾ TOÁN – TỔNG HỢP BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ THÔNG

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCK Bảo Việt

Năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 là thời kỳ TTCK bùng nổ cả về quy mô, số lượng chứng khoán niêm yết cũng như chất lượng, dịch vụ. Nhờ vậy mà hoạt động của các CTCK cũng phát triển mạnh mẽ. CTCK Bảo Việt cũng không phải là ngoại lệ. Hoạt động kinh doanh của BVSC đã đạt được những kết quả vô cùng khả quan. Đầu tiên phải kể đến doanh thu:

Bảng 2.1: Doanh thu hoạt động của BVSC qua các năm

Đơn vị: 1000 đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006

9 tháng năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Doanh thu môi giới chứng khoán 3.242.672 14,34% 34.809.106 42,17% 111.306.621 36,86% Doanh thu hoạt động tự doanh 1.734.616 7,67% 18.745.027 22,71% 118.113.019 39,11% Doanh thu quản lý danh mục đầu tư

216.541 0,96% 1.324.506 1,60% 3.573.555 1,18% Doanh thu đại lý bảo lãnh phát hành chứng khoán 10.184.613 45,05% 13.000.672 15,75% 48.571.455 16,09% Doanh thu tư vấn

ĐTCK cho người đầu tư 4.054.841 17,94% 6.565.892 7,95% 5.287.114 1,75% Doanh thu lưu ký chứng khoán 134.693 0,60% 498.178 0,60% 1.006.235 0,33% Doanh thu kinh doanh 3.037.801 13,44% 7.609.412 9,22% 14.107.962 4,67% Tổng doanh thu 22.605.775 100% 82.552.793 100% 301.965.961 100% (Nguồn: Phòng tư vấn - BVSC)

Doanh thu của công ty năm sau luôn tăng cao hơn từ 3 đến 4 lần so với năm trước. Cụ thể, chỉ tính đến quý 3 năm 2007, doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã gấp 14 lần doanh thu của cả năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân công ty, không thể phủ nhận một thực tế rằng: sự tăng trưởng vượt bậc đó nằm trong xu hướng tăng trưởng nói chung của tất cả các CTCK, khi mà TTCK Việt Nam đã có những giai đoạn phát triển quá nóng, đặc biệt là trong quý I/ 2007. Không chỉ bứt phá về mặt lượng, công ty còn có những bước đi điều chỉnh về mặt chất theo một cơ cấu doanh thu bền vững hơn. Từ chỗ coi hoạt động tư vấn bảo lãnh, phát hành, tư vấn cổ phần hóa... là những nguồn thu chính (chiếm gần 70% doanh thu vào năm 2005), công ty đã dần triển khai một cách hiệu quả các hoạt động môi giới, tự doanh. Đây được coi là hướng đi đúng đắn, đảm bảo sự phát triển lâu dài và một vị thế vững mạnh cho công ty trên TTCK Việt Nam trong tương lai.

Lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.2: Lợi nhuận của BVSC qua các năm

Đơn vị: 1000 đồng Năm 2005 Năm 2006 % tăng giảm so với 2005 Năm 2007 % tăng giảm so với 2006 Tổng Doanh thu 25.813.719 92.180.67 6 257.10% 396.740.312 330.39% Tổng Chi phí 14.617.191 29.191.738 99.71% 157.402.38 5 439.20%

Lợi nhuận sau thuế 10.022.82

1

50.893.88

2 407.78% 215.813.196 324.05%

(Nguồn: Phòng tư vấn - BVSC)

đó, trong quý IV/2007, tổng doanh thu của Công ty đã đạt được là 76,088 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2007 Công ty đạt 396,740 tỷ đồng, tăng 330,39% so với năm 2006 tương đương tăng 304,560 tỷ đồng. Trong quý IV/2007 lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 11,013 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt 215,813 tỷ đồng, tăng 324,05% so với năm 2006 tương đương tăng 164,919 tỷ đồng. Đầu tháng 12 - 2007 Công ty đã phát hành 30 triệu cổ phiếu tăng vốn lên 450 tỷ đồng, như vậy thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 12.332 đồng. Với mức giá 161.000 đồng (vào ngày 25-1-2008) thì P/E của BVS là 13 lần. Với EPS khá cao, ROE đạt 48%, tỷ lệ PE hấp dẫn, có thể nói, năm 2007 BVSC đã đạt được những thành công mỹ mãn về lợi nhuận, xứng đáng là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam.

Hoạt động môi giới

Tính đến hết quý 3 năm 2007, doanh thu môi giới toàn Công ty đạt 111,306 tỷ đồng, đạt 89,76% kế hoạch năm 2007. Số lượng tài khoản mở tại Công ty tính tại thời điểm 30/09/2007 là khoảng 30.000 tài khoản. Với mục tiêu duy trì và phát triển thị phần, trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, BVSC đã tập trung đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư.

Hoạt động tự doanh

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2007, hoạt động tự doanh đã mang lại cho BVSC doanh thu 118,113 tỷ đồng, tương đương 102,71% kế hoạch năm và bằng 630,10 % năm 2006.

Đối với hoạt động tự doanh, BVSC sẽ mở rộng quy mô trên cơ sở đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, hạn chế tối đa những xung đột lợi ích với khách hàng của Công ty. BVSC sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường để triển khai hoạt động tự doanh một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả cao. Mặt khác,

dựa trên nền tảng của hoạt động tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành và niêm yết, BVSC sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết có tiềm năng tăng trưởng tốt nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao và ổn định cho hoạt động tự doanh.

Với việc thành lập Phòng Phân tích chuyên biệt với các hoạt động phân tích chuyên nghiệp, chuyên sâu sẽ tạo nhiều thuận lợi cho BVSC triển khai hoạt động tự doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Hoạt động bảo lãnh phát hành

Tính từ đầu năm 2007 đến hết quý 3, BVSC đã tiến hành nhiều đợt BLPH như BLPH cho Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển với giá trị bảo lãnh 600 tỷ đồng, BLPH cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam với giá trị bảo lãnh 1.100 tỷ đồng, BLPH chứng chỉ quỹ cho Công ty Liên doanh quản lý quỹ Việt Nam với giá trị bảo lãnh 1.000 tỷ đồng, đồng BLPH cho Công ty Cổ phần HAPACO với giá trị bảo lãnh 80 tỷ đồng…

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều CTCK có lợi thế hơn hẳn về nguồn lực tài chính, hoạt động bảo lãnh phát hành đã góp phần nâng cao vị thế của BVSC trên thương trường, qua sự thành công của các đợt bảo lãnh phát hành BVSC cũng trở thành một trung gian tài chính đáng tin cậy đối với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, với lợi thế là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, BVSC sẽ tiếp tục triển khai mảng bảo lãnh phát hành trái phiếu và hướng tới các đối tượng khách hàng là các tổ chức bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Đây là hoạt động thế mạnh và đem lại doanh thu ổn định cho công ty qua từng năm. Hoạt động này sẽ được tập trung nghiên cứu trong phần sau.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC2.2.1. Thực trạng hoạt động tư vấn của BVSC 2.2.1. Thực trạng hoạt động tư vấn của BVSC

2.2.1.1. Quy trình hoạt động tư vấn

Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tư vấn cũng được BVSC thực hiện theo những quy trình nhất định. Quy trình của một hoạt động tư vấn nói chung bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp

Tại bước này BVSC sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đánh giá khả năng sử dụng vốn và xác định các rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư

Trong trường hợp đơn vị phát hành huy động vốn phục vụ cho các dự án đầu tư, BVSC sẽ tiến hành các nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định, các nội dung trọng tâm sau sẽ được làm rõ: Căn cứ pháp lý của dự án đầu tư; Quy mô đầu tư của dự án; Mục đích, cơ sở lý luận và thực tiễn, kế hoạch triển khai, đối tác tham gia của dự án; Kế hoạch giải ngân nguồn vốn huy động được từ đợt phát hành cho dự án; Thông tin về các nguồn vốn khác tài trợ cho dự án; Hiệu quả sử dụng vốn của dự án đầu tư.

Bước 3: Kết thúc tư vấn

BVSC sẽ tiến hành tư vấn cho đơn vị phát hành trong việc điều chỉnh lại cơ cấu sắp xếp và sử dụng các nguồn vốn hiện thời. Đồng thời tư vấn về

phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động cũng như quy mô và thời điểm gọi vốn, tư vấn phương án xây dựng mức giá chào bán, chuẩn bị hồ sơ xin phát hành chứng khoán.

Đây là quy trình khái quát của một hoạt động tư vấn mà BVSC sử dụng khi thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn, mỗi loại hình tư vấn lại được BVSC thực hiện thông qua những quy trình chặt chẽ, tuân thủ những quy định pháp lý đối với hoạt động này. Có thể kể đến hoạt động tư vấn cổ phần hóa và tư vấn niêm yết. Đây là hai hoạt động thế mạnh chủ yếu trong hoạt động tư vấn của BVSC.

Quy trình tư vấn cổ phần hóa

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là hình thức chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đang được đẩy mạnh tại tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Với hướng đi đúng đắn mà BVSC đã xác lập ngay từ năm 2002 – 2003 là lấy hoạt động tư vấn cổ phần hoá làm nền tảng, xây dựng hệ thống khách hàng ngay từ khâu chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, từ đó khẳng định vị thế của BVSC trên thị trường và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác phát triển. Vì vậy, BVSC đã trở thành công ty hàng đầu trong mảng tư vấn cổ phần hoá với việc ký kết và thực hiện hàng trăm hợp đồng tư vấn với các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.

Với bề dày thành tích của một CTCK tại Việt Nam và vị thế dẫn đầu thị trường hiện nay, BVSC đã triển khai hoạt động tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp một cách đồng bộ bao gồm từ các khâu xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án kinh doanh và phương án cổ phần hóa, xây dựng phương án sắp xếp lao động, xác định và tái cơ cấu vốn, tổ chức đấu giá bán cổ phần đến tổ chức đại hội cổ đông thành lập, tư vấn quản trị công ty cổ phần ... Trong mỗi khâu thực hiện của quá trình cổ phần hoá, BVSC đã nắm bắt chặt chẽ các chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước để triển khai một cách thận trọng, hiệu quả và theo một quy trình thống nhất. Chính điều này đã đưa BVSC trở thành một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, được đánh giá xếp hạng hàng đầu và dành được uy tín lớn đối với các Bộ, ngành và địa phương.

Sơ đồ 3: Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp

Ghi chú:

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

XÂY DỰNG VÀ ĐỆ TRÌNH PHƯƠNG ÁN CPH

ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN

BÁN CỔ PHẦN ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ CHO CBCNV VÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THÀNH LẬP

ĐĂNG KÝ KINH DOANH

XÂY DỰNG CÁC QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP, IN GIẤY GCNSHCP

BAN GIAO SỐ LIỆU CHO CTCP

Quy trình tư vấn niêm yết chứng khoán

Giao dịch chứng khoán qua thị trường giao dịch tập trung là mô hình đã được phát triển từ rất lâu tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, TTCK bắt đầu hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 và đang ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp lên niêm yết. Niêm yết chứng khoán là việc thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào đăng ký và giao dịch trên TTCK. Việc niêm yết và giao dịch chứng khoán trên TTCK mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời cũng ràng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w