Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN QUA HAI TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH VÀ NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG (Trang 40 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn đã góp phần quan trọng vào việc cách tân văn học, xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Hoàng Xuân Hãn đánh giá rất cao những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà: “Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [52, 554].

Ngay từ lúc mới ra đời, Tự lực văn đoàn đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nền văn học, đặc biệt có nhiều công lớn trong việc hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết của họ đã dần từ bỏ kết cấu theo trình tự thời gian, chương hồi mà đi vào kết cấu theo diễn biến tâm lý. Đã đi sâu vào việc miêu tả những diễn biến trong nội tâm nhân vật với lối văn giản dị và trong sáng. Họ là nhóm đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết: “Tự lực văn

đoàn đã kết hợp được khá nhuần nhị truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Ngôn ngữ văn học cũng trở nên giản dị, trong sáng, giàu khả năng diễn đạt hơn và đặc biệt rất gần gũi với tâm hồn dân tộc” [52, 554]. Thậm chí, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ còn cho rằng phải đến Tự lực văn đoàn, mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam: “Song nhất là ở thể loại tiểu thuyết mà họ đã gây được thành tích vẻ vang hơn cả. Có thể nói chỉ với Tự lực văn đoàn, chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam” [24, 28].

Với nhiều hình thức và hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, Tự lực văn đoàn thực sự đã có nhiều đóng góp rất hiệu quả cho hoạt động xã hội và văn học nước nhà những năm 30 của thế kỉ XX: “Nhờ tiếp thu được những ảnh hưởng của nền văn học hiện đại phương Tây, Tự lực văn đoàn đã đẩy các thể loại như: báo chí, tiểu thuyết, thơ, kịch, truyện ngắn tiến lên một bước về phía trước” [9, 377].

Khi đánh giá về vai trò của Tự lực văn đoàn, GS Phong Lê trong bài

“Tiếp tục nhìn lại Tự lực văn đoàn” đã nhận định: “Tự lực văn đoàn đã góp phần quan trọng đưa tiểu thuyết Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại, trên tất cả các phương diện của cấu trúc tự sự, kiểu loại nhân vật, tư duy nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu… sau khi dứt bỏ mọi dấu ấn trung đại; và cùng với tiểu thuyết còn là truyện ngắn, bút ký và tiểu luận phê bình góp phần làm nên diện mạo của văn xuôi thời kì 1930 – 1945” [38, 7].

Mặc dù còn nhiều hạn chế về mặt tư tưởng, nhưng những đóng góp của Tự lực văn đoàn trong công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc là không thể phủ nhận: “Ta đã có đủ thời gian để đánh giá sự đóng góp của Tự lực văn đoàn. Có thể nói Tự lực văn đoàn đã đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam. Họ có hoài bão về văn hóa dân tộc. Họ có điều kiện nhưng không thích con đường làm quan, làm giàu mà đi vào chuyện văn chương. Đáng phê phán nhất của Tự lực văn đoàn cũng như ở Khái Hưng, Nhất Linh là chặng cuối đời.

Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đánh giá họ… Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, của lối văn trong sáng và rất Việt Nam”. [52, 556].

Chương 2

BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ

KHÁI HƯNG

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN QUA HAI TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH VÀ NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w