Kích cỡ của các đạo sắc.

Một phần của tài liệu Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 33)

Ví dụ: 明命五年,拾貳 月初壹日 (Minh Mệnh ngũ niên, thập nhị nguyệt sơ nhất nhật)

2.3.3.Kích cỡ của các đạo sắc.

Theo khảo sát tất cả các đạo sắc ở Hưng Nguyên đều được viết trên giấy long đằng có rắc ngân nhũ. Thế nhưng mỗi triều đại có mỗi kích cỡ khác nhau, qua đo đạc người nghiên cứu có thể đưa ra số liệu như sau:

+ Niên hiệu Gia Thái: 123 cm x 45,5 cm + Niên hiệu Quang Hưng:

Khung ngoài: 135,2 cm x 44,5 cm Khung trong: 128,8 cm x 43 cm

+ Niên hiệu Vĩnh Tộ:

Khung ngoài: 131,5 cm x 50 cm Khung trong: 129 cm x 47,4 cm

+ Niên hiệu phúc Thái: 136,5 cm x 54 cm

+ Niên hiệu Thịnh Đức: 135,3 cm x 48,5 cm

+ Niên hiệu Cảnh Trị:

Khung ngoài: 125 cm x 45 cm Khung trong: 123 cm x 43 cm + Niên hiệu Chính Hòa:

Khung ngoài: 129,6 cm x 43,5 cm Khung trong: 126 cm x 40,8 cm + Niên hiệu Vĩnh Thịnh: Khung ngoài: 133,5 cm x 50 cm Khung trong: 131 cm x 47,2 cm + Niên hiệu Vĩnh Khánh: Khung trong: 137 cm x 49,4 cm Khung ngoài: 135 cm x 47 cm 29

+ Niên hiệu Cảnh Hưng:

Cảnh Hưng nguyên niên, ngày 24 tháng 7: Khung ngoài: 136,5 cm x 54 cm Khung trong: 132 cm x 50,5 cm Cảnh Hưng thứ 28, ngày 8 tháng 8: Khung ngoài: 134,8 cm x53 cm Khung trong: 131,5 cm x 50,5 cm + Niên hiệu Cảnh Thịnh: Khung ngoài : 128 cm x 49,5 cm Khung ngoài 125 cm x 47,5 cm + Niên hiệu Minh Mệnh: Khung ngoài: 129 cm x 48 cm Khung trong: 125 cm x 44,5 cm + Niên hiệu Thiệu Trị:

Khung ngoài: 132 cm x 50 cm Khung trong: 127,5 cm x 45,5 cm + Niên hiệu Tự Đức: Khung ngoài: 130,2 cm x 50 cm Khung trong: 127 cm x 48,2 cm + Niên hiệu Đồng Khánh: Khung ngoài: 131 cm x 50 cm Khung trong: 128,5 cm x 44,8 cm

+ Niên hiệu Thành Thái: Khung ngoài: 129 cm x 51 cm Khung trong: 124,3 cm x 46 cm + Niên hiệu Duy Tân:

Khung ngoài: 127 cm x 50,5 cm Khung trong: 123,2 cm x 47 cm + Niên hiệu Khải Định:

Khung ngoài: 136 cm x 52,5 cm Khung trong: 132,5 cm x 49 cm

Qua khảo sát đo đạc ta có thể thấy ở mỗi thời những văn bản sắc phong có sự khác nhau về kích cỡ, cũng có khi cùng một triều đại, cùng một ngày cấp nhưng tại mỗi nhà thờ lại có mỗi kích cỡ khác nhau. Điều đó chứng tỏ kích cỡ của mỗi đạo sắc không chỉ phụ thuộc vào mỗi thời đại mà còn phụ thuộc vào quá trình bảo quản của mỗi dòng họ, mỗi di tích.

2.3.4. Bố cục.

Sắc phong trên huyện Hưng Nguyên có cả sắc thời Lê và sắc thời Nguyễn, mỗi thời có mỗi cách viết khác nhau và bố cục khác nhau nên bố cục của văn bản cũng có phần khác nhau. Sau quá trình khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy bỗ cục của sắc phong thờ Lê và sắc phong thời Nguyễn có khác nhau chút ít. Cụ thể là:

- Sắc phong thời Lê được chia làm bốn phần:

Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ ‘sắc”, nêu lên tên tự và mỹ tự, tước hiệu mà thời trước đã phong tặng.

Phần thứ hai: ca ngợi công lao và chỉ thị cho đối tượng cấp sắc.

Phần tứ ba: nêu nguyên nhân cấp sắc và gia phong mỹ tự, tước hiệu, kết thúc bằng chữ “cố sắc”.

Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”. - Sắc phong thời Nguyễn cũng được chia làm bốn phần, nhưng có một số điểm khác nhau:

Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ “sắc” hoặc “sắc chỉ”, nêu quê quán phụng sự, mỹ tự, tên tuổi của người được cấp sắc.

Phần thứ hai: ca ngợi công đức và nêu lý do cấp sắc.

Phần thứ ba: gia phong tước hiệu và chỉ thị cho đối tượng, kết thúc bằng từ “Khâm tai”

Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”

Chương 3:

Một phần của tài liệu Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 33)