- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế
2 () Văn kiện hội nghị lần thứ II – BCHTW khoá VIII, Nxb CTQG HN
3.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
viên
3.2.2.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi "Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Nếu có cán bộ tốt ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng
đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được. Muốn biến đường lối, thành hiện thực, cần phải có con người sử dụng lực lượng thực tiễn - đó là đội ngũ cán bộ cách mạng cùng với quần chúng cách mạng. Chính vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giỏi là biện pháp có tính quyết định đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giỏi đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình của công tác cán bộ từ khâu đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, bố trí sử dụng và chính sách đối với cán bộ. Trước mắt cần tập trung vào các công tác sau đây:
Thứ nhất, tập trung xây dựng , hoàn chỉnh quy trình, quy chế đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dung cán bộ đúng với năng lực sở trường, là căn cứ cho việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng , rèn luyện cán bộ, để cho cán bộ nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa và phát huy ưu điểm của mình. Nếu đánh giá sai sẽ dẫn tới dùng người sai, các phần tử cơ hội có điều kiện luồn sâu, leo cao, quay lại làm mất đoàn kết nội bộ và làm cho cán bộ tốt bi quan, chán nản.
Yêu cầu của quy trình, quy chế đánh giá cán bộ phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm. Việc đánh giá cán bộ phải do cấp uỷ đánh giá và kết luận. Kết quả đánh giá phải được công khai cho mỗi cán bộ trong đơn vị được biết.
Đánh giá cán bộ là việc khó, do vậy phải gắn với tiêu chuẩn, chức danh, chức trách của cán bộ. Gắn với công việc và hoàn cảnh cụ thể, môi trường mà cán bộ hoạt động. Phải xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá, thang đánh giá cho từng chức danh, từng cương vị trong đó tiêu chí quan trọng nhất là uy tín và hiệu quả công việc thực tế. Tránh tình trạng đánh giá chung chung, chiếu lệ hoặc "dĩ hoà vi quý"
Mọi cán bộ đều phải được đánh giá thường xuyên, định kỳ. Đối với cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm cần phải được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và có hồ sơ lưu giữ kết quả đánh giá để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của cán bộ trên cương vị mới.
Thứ hai, xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ mới.
Thực tế trong những năm qua phòng giáo dục Thanh Chương chưa xây dựng được quy chế cụ thể để tuyển chọn những giáo viên giỏi vào đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường. Công tác tuyển chọn cán bộ quản lý chủ yếu dựa vào các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp hoặc là sự giới thiệu của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở nên nhiều lúc chưa thực sự khách quan, dân chủ nhiều khi còn mang nặng cảm tính.
Để khắc phục tình trạng trên nhằm làm tốt công tác phát hiện, lựa chọn đúng nhân tài phải xây dựng các quy trình, quy chế tuyển chọn cán bộ. Quy chế tuyển chọn cán bộ cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thực sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến vv. Mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo. Ai có tài, có đức đều được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng "sống lâu lên lão lãng", khắc phục tình trạng "ô dù", cảm tình, "ê kíp", bè phái, cục bộ, kéo bè, kéo cánh hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy.
Để có cơ sở cho việc lựa chọn được nhiều cán bộ tốt, tạo chủ động về nguồn cán bộ, cần mở rộng diện nguồn, có nguồn tại chỗ, nguồn từ xa, nguồn lâu dài. Có chính sách thu hút số sinh viên xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học cao đẳng về công tác tại huyện nhà.
Thứ ba, thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý trên địa bàn.
Để thực hiện nghiêm túc quy định bổ nhiệm, miễm nhiệm cán bộ theo quy định tại điều lệ các nhà trường, từ nay trở đi yêu cầu trong quyết định phải
ghi rõ thời hạn bổ nhiệm chức vụ là một nhiệm kỳ (5 năm). Hết thời hạn bổ nhiệm cán bộ được đánh giá theo nhiệm kỳ và phải tổ chức bổ nhiệm lại từ khâu thăm dò tín nhiệm đến thu thập các ý kiến đánh giá, nhận xét của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở, nếu cần thiết phải lấy ý kiến từ học sinh và phụ huynh.
Trong thời hạn giữ chức vụ nếu cán bộ vi phạm kỷ luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì phải tiến hành miễn nhiệm trước thời hạn, không nhất thiết phải chờ hết nhiệm kỳ mới miễn nhiệm. Kiên quyết khắc phục tình trạng đã "lên" không "xuống" đã "vào" không "ra". Phải coi việc lên, xuống là việc bình thường, không nặng nề về tâm lý. Phải xây dựng quy định và mở rộng hình thức từ chức nếu cán bộ không đảm đương được chức trách, nhiệm vụ hoặc qua thăm dò không còn tín nhiệm thì động viên họ nên từ chức.
Khi cán bộ đã giữ cùng một chức vụ tại một đơn vị quá hai nhiệm kỳ thì nhất thiết phải luân chuyển. Trường hợp không luân chuyển được thì phải tiến hành miễn nhiệm. Việc luân chuyển hoặc miễn nhiệm cán bộ quá hai nhiệm kỳ phải được tiến hành đồng loạt không nên để tình trạng ngoại lệ.