- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế
2.2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, giáo dục Trung học cơ sở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế sau:
- Về quy mô phát triển: Chưa cân đối giữa các vùng, tỷ lệ học sinh bỏ học
giữa chừng ở một số xã vùng sâu như xã Thanh Phong, Thanh Xuân, Thanh Đức, Thanh Thuỷ còn cao do vậy, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý và việc nâng cao chất lượng dạy và học.
- Về chất lượng giáo dục: Mặc dù trong những năm qua, chất lượng giáo
dục đã được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện, số lượng học sinh khá, giỏi chưa cao.
+ Mặc dù huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Trung học cơ sở nhưng có một số địa phương kết quả đạt chưa vững chắc như: Thanh Sơn và Kim Tiến.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Trình độ chuyên môn của giáo viên
chưa đồng bộ, mặc dù về bằng cấp đa số giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng thực tế năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục chung của toàn huyện.
Một số cán bộ quản lý trường học đôi khi chưa thực hiện nghiêm túc những quy định về quản lý chuyên môn, quản lý hồ sơ, sổ sách trong các nhà trường.
+ Việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được chú ý, song ở một số trường vùng sâu, vùng xa thực hiện chưa triệt để.
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học: Tuy đã có sự đầu tư, song một
số trường còn thiếu phòng thiết bị đồ dùng dạy học và sân chơi, bãi tập chưa đúng quy cách.
- Số Đảng viên là giáo viên toàn ngành còn ít, nên chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động trong nhà trường. Công tác phát triển Đảng còn chậm.
- Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục còn hạn chế:
Công tác xã hội hoá giáo dục chưa thực chất đi vào chiều sâu. Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xã hội hoá giáo dục còn chậm.