II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:
2 Xin xem trong cuốn Các vấn đề sách giáo khoa, tập một, bài viết của Nguyễn Quốc Siêu về Trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ biên tập, NXB Giáo dục, HN, 199, Tr
3.1.3. Những tác động từ “bên ngoài”:
Để làm được một cuốn SGK đến tay người dùng có ba công đoạn chủ yếu: biên soạn; in ấn; và phát hành, phân phối. Trước đây đã có lúc SGK của ta có nhiều bộ khác nhau. Năm 1990, sách giáo khoa môn toán có ba bộ, sách giáo khoa môn Văn - Tiếng Việt có hai bộ, mỗi bộ do một nhóm tác giả khác nhau biên soạn. Về nguyên tắc, mỗi địa phương, mỗi trường đều có quyền lựa chọn bộ sách nào thích hợp với đơn vị mình, nhưng trên thực tế thì các sở giáo dục và đào tạo chọn và các trường thuộc sở chấp hành. Khi ấy Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn mở ra một thời kì mới trong việc xuất bản SGK, nói
1 Xin xem bài viết: Cải cách giáo dục: đâu là giải pháp đột phá. Tư liệu được trích dẫn từ trang Web: http://www.nxbgd.com.vn. dẫn từ trang Web: http://www.nxbgd.com.vn.
như người TQ là “độc cương, đa bản”1, trong trường hợp này có nghĩa là một chương trình, nhiều SGK. Nếu thành công sẽ nhân rộng ra cho nhiều bộ môn khác nhau. Cần chú ý rằng trên thế giới, việc có nhiều bộ SGK khác nhau là chuyện bình thường và tự nhiên vì nó đáp ứng được trình độ tiếp thu khác nhau của HS có trình độ khác nhau, ở những vùng miền khác nhau. Thế nhưng ở nước ta tình hình lại không đơn giản như vậy, việc xuất bản hai bộ SGK Văn khác nhau ở miền Bắc và miền Nam năm 1990 đã gây ra nhiều tranh cãi và bất cập. Trong các kì họp Quốc hội, vấn đề có nhiều bộ SGK được thảo luận khá kĩ. Trong một kì họp, một vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu đại ý rằng: đất nước thống nhất đã được 25 năm, thế mà mỗi miền lại dùng một bộ SGK khác nhau, phải chăng người ta lại muốn chia cắt đất nước một lần nữa? Sau đó Quốc hội quyết định: chỉ có một bộ sách mà thôi. Để thực hiện quyết định đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chọn một trong hai giải pháp sau đây: Một là trong hai bộ SGK Văn hiện hành sẽ chọn lấy một bộ dùng cho toàn quốc, bộ còn là xem như “vứt”. Hai là viết một bộ mới. Giải pháp thứ nhất có vẻ đơn giản, nhưng thực ra cũng không dễ dàng ở khâu quyết định: chọn bộ nào? Hội đồng thẩm định cũng không dám quyết vì không có căn cứ để quyết. Nếu lấy ý kiến của GV và HS thì mỗi thầy, mỗi HS chỉ biết một bộ mà thôi, không thể so sánh được... Cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn một giải pháp trung gian: không chọn bộ nào trong ba bộ đã có và cũng không viết bộ mới, mà chỉ là hợp nhất hai bộ thành một với sự chỉnh lí và sửa đổi cần thiết. NXB Giáo dục mời hai nhóm tác giả hai bộ SGK cùng ngồi lại với nhau, bàn bạc để thực hiện giải pháp. Cuối cùng năm 2000 một bộ sách Văn duy nhất ra đời, mang tên gọi là bộ sách “chỉnh lí và hợp nhất”. Đối với môn Văn là “hai trong một” chứ không phải là “ba trong một” như môn toán2.
1 Xem thêm bài viết: Sách giáo khoa – nên phá bỏ độc quyền của Vũ Hùng trên Thờibáo kinh tế năm 2006. Tư liệu được dẫn từ trang Web: http://vietbao.vn. báo kinh tế năm 2006. Tư liệu được dẫn từ trang Web: http://vietbao.vn.
Chủ trương “một chương trình, một sách giáo khoa” về sau được đưa vào Luật Giáo dục năm 2005, trong đó điều 29 khoản 3 đã ghi rõ: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục PT, duyệt SGK để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở cơ sở giáo dục PT, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục PT và SGK”1. Như vậy theo Luật Giáo dục 2005 thì chỉ được phép tồn tại một bộ SGK thống nhất trong toàn quốc. Như vậy, Luật đó cũng thừa nhận việc biên soạn SGK là độc quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qua việc khảo sát hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989 – 1990 ở chương 1 và chương 2 của khóa luận, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt rất rõ nét về mặt nội dung cũng như cách thức trình bày tác phẩm Đường thi trong hai bộ SGK trên. Từ đó chúng ta cũng có cái nhìn toàn diện hơn về nền giáo dục VN qua một thời gian dài với các cuộc CCGD, thay đổi chương trình SGK; có sự hiểu biết đúng đắn về công tác biên soạn và biên tập SGK. Người biên soạn và biên tập phải có mối liên hệ mật thiết và phải có sự thống nhất với nhau về mặt cấu trúc cũng như hình thức trình bày nội dung kiến thức của bài học. Trên thực tế, người biên soạn sách chịu trách nhiệm về phần nội dung là chủ yếu còn về mặt hình thức trình bày của cuốn sách như thế nào thì người biên tập lại có sự tham gia nhiều hơn. Trải qua nhiều lần tái bản thì hình thức trình bày ít nhiều cũng có sự thay đổi. Chính sự thay đổi này đã phần nào thể hiện sự phát triển trong tư duy và quan điểm của đội ngũ sáng tạo ra sản phẩm đó.
Như đã nói ở trên, việc xem xét nội dung chương trình SGK không thể tách rời với việc tìm hiểu bối cảnh văn hóa xã hội khi bộ SGK đó ra đời. Đặc biệt là SGK Văn bởi văn chương phản ánh một cách chân thực và sinh động bức tranh hiện thực đời sống. Việc lựa chọn các tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phải đáp ứng được mục đích giáo dục của xã hội và chịu sự
chi phối của những tư tưởng, quan điểm nhất định. Khác với văn ngoài xã hội, văn trong nhà trường trước hết là một môn học, là bộ phận cơ bản và quan trọng hợp thành tri thức văn hóa phổ thông được qui định trong chương trình. Các tác phẩm văn chương được tuyển chọn vào chương trình văn ở trường PTTH phải có khả năng tác động tích cực đến ý thức và tâm lý của HS. “Cái đẹp đánh thức ở mỗi người mong muốn trở nên cao đẹp hơn, sống ngày càng tốt hơn, có niềm tin và hăng say trong học tập, trong lao động xây dựng đất nước” [36, 82]. Qua môn học này, nhân cách HS được phát triển một cách toàn diện nhờ những hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, đời sống tinh thần và tình cảm con người.
Trong chương trình văn học PT, bộ phận VHNN chiếm một số lượng đáng kể. Từ những năm 1989-90 bắt đầu tiến hành đợt cải cách chương trình THPT với quy mô rộng, trong đó có môn Văn nói chung và bộ phận VHNN nói riêng. So với chương trình cũ, chúng ta thấy mảng VHNN ở chương trình SGK từ năm 1990 trở lại đây có quy mô phát triển đột biến. Vị trí của môn VHNN được nâng cao, chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình mới bên cạnh Văn học VN. Số tiết VHNN chiếm khoảng gần 25% tổng số tiết dành cho môn Văn của chương trình đại trà được áp dụng. Các bài VHNN ở mỗi lớp được in thành một tập – tập II – cùng với môn Lí luận văn học. Tuy nhiên để giảng dạy thành công bộ phận VHNN không phải là điều đơn giản và không phải GV nào cũng làm được.
Cho dù là văn học VN hay VHNN thì tất cả các tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình đều phải đáp ứng được mục tiêu giáo dưỡng và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Mục tiêu chung nhất là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người VN xã hội chủ nghĩa, để HS đủ điều kiện tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. “Dù trong thời đại nào, GD cũng phải hướng đến đào tạo một đội ngũ những con người thực sự có ích cho xã hội, nói cách khác, đáp ứng được nhu
cầu của xã hội thời đại đó và chương trình PT được soạn thảo trên cơ sở tìm hiểu hoàn cảnh xã hội từng thời kì, đặc điểm về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội” [15, 75]. Như vậy, việc dạy học văn trong nhà trường PT có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu đào tạo con người cho chế độ xã hội đó. Việc tuyển chọn các tác giả, tác phẩm trong chương trình SGK không chỉ thể hiện quan điểm riêng của những người biên soạn sách mà còn thể hiện tư tưởng, quan điểm chung của thời đại. Điều đó có nghĩa là việc lí giải quá trình tuyển chọn các tác phẩm thơ Đường trong SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam sẽ phản ánh cho chúng ta một cái nhìn mang tính lịch sử và thời đại, cho chúng ta thấy rõ sự chi phối của các tư tưởng chính trị xã hội đến quá trình giáo dục nhân cách của HS.
Ở VN từ năm 1975 đến nay, thực tế giảng dạy môn Văn luôn bám sát mục tiêu đào tạo của nhà trường và dựa trên nguyên lí giáo dục của Đảng nhằm đáp ứng trong một phạm vi nhất định những nhiệm vụ chính trị và xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng VN. “Gắn chặt nhà truờng với những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, với đường lối quan điểm cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là một đòi hỏi có tính nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựng chương trình cũng như giảng dạy văn học” [45, 56]. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu và thực hiện đúng đắn chủ trương đó. Có khi vì lí do thời sự hóa mà khẩu hiệu “hậu kim bác cổ” cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn tác giả, tác phẩm văn chương. “SGK giai đoạn này cần vạch cho HS thấy rõ những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa Mac – Lênin. Đặc biệt cần vạch rõ bản chất tư tưởng phản động của chủ nghĩa Mao Trạch Đông, sự phản bội lớn nhất, tệ hại nhất và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa Mac – Lênin, chủ nghĩa xã hội” [35, 16]. Một ưu điểm nổi bật của việc giảng dạy văn học trong nhà trường chúng ta là đã bám sát thực tiễn cách mạng của dân tộc và đã tích cực góp phần chuẩn bị cho tuổi trẻ đi vào đời sống chiến đấu và lao động. Tuy nhiên nếu giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ để giáo dục thế hệ trẻ thành những con người toàn diện. Xã hội
ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới ngày một chặt chẽ, nhanh nhậy và cực kì sâu rộng. Tất cả đã đưa đến những biến đổi sâu sắc, bất ngờ trong đời sống tinh thần của xã hội ta nhất là ở tuổi trẻ. Tình hình trên đòi hỏi những người làm công tác tư tưởng và công tác giáo dục phải tìm cách “rút ngắn khoảng cách giữa văn học trong nhà trường với đời sống văn hóa thẩm mĩ ngoài xã hội, khoảng cách giữa nhiệm vụ giáo dục nhân cách HS với những đặc điểm tâm lí thế hệ trẻ ngày nay” [35, 58].
Vào khoảng những năm 1975 - 1979 do nhiều bất ổn về ngoại giao và quân sự, bộ phận VHTQ đã không được xếp vào giảng dạy trong chương trình PT và đương nhiên cũng hoàn toàn vắng bóng các tác phẩm Đường thi. Các tác phẩm được chọn giảng giai đoạn này chủ yếu phản ánh cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất trong mọi hoàn cảnh; những tình cảm đời thường với cha mẹ, anh em, bạn bè, những rung động thẩm mĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên rất ít. Từ năm 1990 đến năm 2000, chủ trương đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội VI năm 1986 đã có nhiều tư tưởng tiến bộ. Tư tuởng chính trị kiên trì chủ nghĩa Mac – Lênin nhưng không giáo điều cứng nhắc đã làm thay đổi quan niệm về giáo dục: “Giáo dục VN không phải đào tạo con người chính trị công dân mà là đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có đạo đức cách mạng, có tinh thần nhân văn, có năng lực chuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” [35, 17]. Việc cải cách chương trình SGK là một điều cần thiết và phải thực hiện một cách triệt để theo kịp mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. SGK Văn giai đoạn này thể hiện tư tưởng “không thể là phiên bản của cuốn đạo đức học, nặng về hô hào lí thuyết” (GS. Nguyễn Đức Nam) và phải thực sự trả lại “bản chất thẩm mĩ cho môn Văn”1. SGK Văn không phải và không thể chỉ là cuốn sách tuyên truyền cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn phải mang tính thẩm mĩ và tính nhân văn sâu sắc. Những bài học về lịch sử dân tộc, về những tấm gương hi
1 Dẫn theo: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam, Mạnh Thị Minh, KLTN khoa Ngữvăn Sư phạm, ĐH KHXH&NV, HN, 2007. văn Sư phạm, ĐH KHXH&NV, HN, 2007.
sinh cao cả để bảo vệ tổ quốc vẫn rất cần thiết trong việc giáo dục lòng yêu nước của HS nhưng bên cạnh đó, là một con người tồn tại trong xã hội hiện đại, HS còn cần được trang bị những hành trang để trở thành một “con người đẹp”. Chính vì thế, các tác phẩm được chọn giảng trong chương trình SGK giai đoạn này có phần đa dạng, phong phú hơn đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và tính nhân văn của con người. Đường thi cũng chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình PT từ giai đoạn này.