Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ potx (Trang 30 - 31)

C. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

2.1 Ảnh hưởng ô nhiễm không khí trên thời tiết khí hậu.

- Làm giảm cường độ ánh sáng, tăng nhiệt độ, làm trái đất nóng dần lên. Sự tác hại

này có qui mô toàn cầu.

- Gây ra sự thay đổi thời tiết thất thường, có thể giảm nhiệt độ trung bình hàng năm

ở vùng bắc bán cầu.

- Gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây sự bất ổn về thời tiết trong phạm vi toàn cầu.

- Lỗ hổng tầng ozon ngày càng lớn, tạo điều kiện ánh sáng tử ngoại xâm nhập gây

ung thư da, đục thuỷ tinh thể, giảm khả năng miễn nhiễm, hoặc gây chết cho nhiều

sinh vật.

- Các chất ô nhiễm gây ra hiện tượng mưa acid, làm tăng độ acid trong đất và nước.

Gây tác hại rất lớn cho hệ sinh thái. Phá hủy các vật liệu của khí, sinh, thủy, địa

quyển. Tạo ra biến đổi rất lớn trong hệ sinh thái.

- Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra hàng năm là rất lớn, tác động xấu trên nhiều

mặt khác nhau, rất dễ lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

2.2 Tác động đến sức khỏe con người

- Tạo nên một số bệnh nghề nghiệp, chủ yếu trên cơ quan hô hấp và trên da. Ngoài ra gây ra bệnh dị ứng trên da và một số cơ quan khác. Có thể gây ra bệnh ung thư

khi nhiễm nặng các chất phóng xạ hoặc kim loại nặng.

- Gây ra sự suy yếu cơ quan thần kinh.

- Giảm khả năng quang hợp do giảm cường độ sáng và tổn hại đến thân lá.

- Giảm kích thước cây, biểu hiện bất thường như phình to, xoắn lại,... Tạo ra sự dị

dạng cho cây.

- Thay đổi màu tạo ra màu khác thường của thân hay lá.

2.4 Tác hại trên công trình xây dựng, nguyên vật liệu

- Có tác hại trên công trình xây dựng trên mặt đất, ngành may, dệt, thủy tinh...

- Làm thay đổi màu hay hóa đen, hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu. Gây thiệt hại trầm

trọng về mặt kinh tế.

- Mất tính co giãn của nguyên vật liệu, giảm chất lượng.

- Gia tăng sự ăn mòn kim loại do SO2, hoặc do ẩm ướt.

- Phân hũy đá thành dạng dễ hòa tan và dễ bị rửa trôi.

2.5 Tác hại trên tài nguyên rừng

- Giảm nhanh chóng diện tích rừng do sự thay đổi bất thường về khí hậu cũng như

sự xáo trộn hệ sinh thái. Khảo sát trong năm 1980, mật độ cây, sản lượng cây con

giảm khoảng 50% trong vòng 15 năm.

- Mưa acid gây thiệt hại trên chồi, và rễ từ đó làm giảm chức năng của hệ sinh thái

rừng, gây ra sự suy thoái rừng.

- Dễ dàng gây ra sự cháy rừng hàng loạt do sự khắc nghiệt của khí hậu.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ potx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)