C. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
b. nhiễm do con người.
- Ô nhiễm do giao thông được sản sinh từ ống khói, ống xã của các xe trong đó chứa
benzen gây ra ung thư. Giao thông càng phát triển thì ô nhiễm không khí càng nặng. Theo
tổ chức đo lường chất lượng không khí trên thế giới cho biết, ô nhiễm không khí đã làm cho bệnh đường hô hấp tăng lên gấp đôi. Ngoài ra ô nhiễm không khí gây nhiều thiệt hại
cho sinh vật và tài sản của nhân dân.Ở các nước phát triển, nước Pháp được xem là nước
bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất, kế đến là Mỹ, Úc, Nhật, Bỉ.
- Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của các nhà máy, nhất là các nhà máy có trang thiết bị lạc hậu, chưa có bộ phận xử lý chất thải. Mỗi ngành công nghiệp tạo ra những
nguồn gây ô nhiễm khác nhau:
+ Ô nhiễm không khí từ nhà máy lọc dầu: HC, SOx, COx, NOx.
+ Nhà máy cao su chất dẻo tạo ra các chất có khả năng gây ung thư cao. + Nhà máy thuốc lá tạo bụi và mùi hôi nicotine.
+ Nhà máy điện và lò nung tạo ra SOx, NOx, CO2, CH4. + Nhà máy sơn tạo ra nhiều bụi và hỗn hợp hydrocacbon.
+ Các nhà máy chế biến thực phẩm tạo ra bụi và amoniac.
Ở Việt Nam. nhất là ở TPHCM ô nhiễm không khí chủ yếu là do các hoạt động công
nghiệp, bởi vì theo thống kê có khoảng 700 nhà máy công nghiệp, 30.000 cơ sở tiểu thủ
công nghiệp, và hàng trăm cơ sở đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề lớn về môi trường ở
TPHCM khi bước vào thế kỹ 21.
- Ô nhiễm do sinh hoạt: đốt củi than để sưởi ấm . Quá trình đốt cháy này đã tạo ra CO2 và CO. Ngoài ra hút thuốc lá cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Trong khói
thuốc có khoảng 22 chất độc, ngoài ra có một số chất gây ung thư không những cho người
nghiện, mà cho cả những người xung quanh đó. Công trình xây dựng do nhu cầu ngày càng tăng. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kễ về bụi, tiếng ồn.
- Ô nhiễm do nông nghiệp chủ yếu là do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên nhiều, tạo hiệu ứng nhà kính. Khí CH4 tạo ra do sự phân hũy các chất hữu cơ, nguồn này
đáng kể sản sinh ra từ trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ
thuật. Các chất này không những gây ô nhiễm môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính và phá hũy tầng ôzon. Các vùng rừng nhiệt đới, đất ướt là nơi có dồi dào các nguồn gây ô
nhiễm như đã nêu trên.
1.2 Các tác nhân gây ô nhiễmchínha Dẫn xuất của Cacbon. a Dẫn xuất của Cacbon.
Dẫn xuất cacbon có tỉ lệ lớn trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí, chúng bao
- CO2 có từ các động cơ, các lò nung nguyên liệu, lò sưởi, quá trình quang hợp hô hấp của
thực vật... CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như
gây trở ngại cho hô hấp, tổn hại cho sự trao đổi của phổi với cơ quan khác. Nếu trầm
trọng làm giảm sự khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào khác.
- CO do các hoạt động lên men yếm khí, đốt rừng trong vùng ẩm ướt, đốt nhiên liệu, kỹ
nghệ, giao thông đi lại. CO là chất không mùi không màu tồn tại ở nhiệt độ -192oC. Do vậy tuổi thọ của nó trong khí quyển rất lâu từ 4-5 năm. Con người rất nhạy cảm với CO,
nếu như bị ngộ độc sẽ làm giảm hồng cầu, hay quên, trầm trọng sẽ gây tử vong nếu như
nồng độ CO vượt quá 2%.
- CHx, là thành phần quan trọng của ô nhiễm không khí. Có nguồn gốc nhân tạo từ các
máy nổ, lò đốt công nghiệp. Nó cũng có thể hình thành từ tự nhiên khi có điều kiện thích
hợp.