Thực tiễn cung cấp và sử dụng dịch vụ Homebankin gở Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Cả nước hiện nay có khoảng 40 ngân hàng thương m ại kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong số đó dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking được các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cung cấp như: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, ngân hàng TMCP cổ phần Công Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu ( ACB ), Ngân hàng TMCP XNK ( Eximbank ), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) …Về khối ngân hàng thương mại thuộc sỡ hữu Nhà nước có: Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam ( BIDV )…, Về khối chi nhánh ngân h àng nước ngoài có: City Bank, ANZ…

Có thể thấy các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking không nhiều. Trong đó, có một số ngân h àng thương mại ở Việt Nam cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking còn hạn chế các dịch vụ cung cấp, đặc biệt hạn chế dịch vụ thanh toán, chỉ cho phép khách hàng xem số dư, vấn tin tài khoản,... chưa phát huy hết tiện ích ứng dụng Homebanking vào hệ thống thanh toán. Trong hệ thống ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, BIDV cung cấp dịch vụ này với tên gọi BIDV Homebanking và là một trong những ngân hàng có hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking hiện đại nhất trong tất cả các ngân h àng thương mại ở Việt Nam. Chương trình Homebanking được BIDV bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ tháng 6/2004 áp dụng những công nghệ mới, những giải pháp mới nhằm đảm bảo đạt đ ược hiệu qủa cao cũng nh ư sự an toàn của toàn hệ thống, cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn trong chương trình Homebanking, đặc biệt cho phép khách hàng gửi lệnh thanh toán đến ngân hàng.

Các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking thường là các ngân hàng có qui mô vốn lớn và có cơ sở hạ tầng tốt vì dịch vụ này đòi hỏi hàm lượng đầu tư khoa học công nghệ cao. Tuy số l ượng ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking không nhiều, nhưng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng rất thấp. Vì, như đã phân tích ở phần trên, do chi phí sử dụng dịch vụ cao, các ngân hàng chỉ khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp có doanh số và số lượng thanh toán qua ngân hàng cao. Hơn n ữa, để sử dụng được dịch vụ, khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và ngân hàng không “đài th ọ” phần chi phí này.

Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các khách hàng lớn ( có doanh số và số lượng thanh toán qua ngân hàng cao ), đ ể thu hút khách hàng, Ngân hàng cũng có chính sách giảm phí như: hỗ trợ 50% chi phí mua sắm I-key, miễn phí thuê bao 3-6 tháng đầu khi sử dụng dịch vụ,… Song, l ượng khách hàng sử dụng cũng không nhiều.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Homebanking nói ri êng. Trong chương này, luận văn đã trình bày những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, các dịch vụ mà chương trình Homebanking cung cấp cho khách hàng, cũng như trình bày những lợi ích, rủi ro trong quá trình phát triển và sử dụng dịch vụ Homebanking, đồng thời đã nêu lên được tình hình cung cấp dịch vụ Homebanking tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.

Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày chi tiết về tình hình thực hiện dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó nêu lên những thành tựu cũng như những hạn chế của dịch vụ Homebanking.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thành lập vào ngày 26/4/1957. Địa điểm đặt trụ sở chính: Tháp A tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. BIDV là một trong những ngân h àng thương mại hàng đầu của Việt Nam về qui mô vốn (Vốn điều lệ trên 8000 tỷ đồng tính từ ngày 30/6/08), về mạng lưới hoạt động (103 chi nhánh v à 400 điểm giao dịch trên toàn quốc), về khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng và về mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong giao dịch.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như sau:

 Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

 Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân h àng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

 Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đ ầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 Hiện nay, BIDV đang hoàn tất thủ tục chuyển đổi thành Tập đoàn tài chính- ngân hàng hoạt động trên 4 lĩnh vực: Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính. Sau khi thành lập Tập đoàn, BIDV sẽ tiến hành công tác cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)