Rủi ro thông tin thẻ bị mất cắ p

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 54)

Cuộc thăm dò ý kiến được tổ chức thẻ Visa tổ chức tại 11 thị trường thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương từ 20/4 đến 26/5/2006, với sự tham gia của 279 điểm bán hàng, những người được khảo sát đều nắm giữ vị trí quan trọng ở bộ phận thanh toán điện tử của doanh nghiệp, đảm nhiệm các công việc có liên quan đến đảm bảo an toàn dữ liệu, hay quản lý rủi ro ở cấp cao trong đơn vị kinh doanh. Kết quả, 78% các điểm bán hàng tham gia cuộc thăm dò cho rằng bảo mật thông tin chủ thẻ là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ. Gian lận thẻ thanh toán và tội phạm lấy cắp thông tin cá nhân lần lượt là

ưu tiên thứ hai và thứ ba, tương đương với 63% và 61%. Những thông số này cũng trùng với kết quả một cuộc thăm dò khác dành cho người tiêu dùng được Tập đoàn Visa International công bố hồi tháng 1 năm nay. Cuộc khảo sát cho thấy việc bị mất trộm hay thất lạc thông tin tài chính đang là quan tâm số một

đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới, vượt qua những nguy cơ về khủng bố, bệnh dịch hay thảm họa thiên nhiên.

Việc lấy cắp dữ liệu trên thẻ để làm thẻ giả rất đa dạng dưới nhiều hình thức. Tội phạm thẻ có thể sử dụng kiến thức tin học, tấn công vào một số

trang web, hệ thống bán hàng trên mạng để trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, hoặc mua lại thông tin thẻ tín dụng của các “tin tặc” khác. Thậm chí dữ liệu còn có thể bị đánh cắp trên đường truyền từ ĐVCNT về ngân hàng hoặc cả

trên tổng đài điện thoại nơi ngân hàng phải thuê đường truyền. Một trong những cách phổ biến khác là chúng gắn camera trên các máy rút tiền và nhìn trộm các số PIN của người rút tiền, sau đó móc túi thẻ của người sử dụng và dùng số PIN đã ghi được để rút tiền. Thủ đoạn khác là chúng đứng nhìn mã PIN qua vai người rút tiền và sau đó ăn cắp thẻ. Các ngân hàng cho biết, hình thức đơn giản này cũng không mới lạ gì ở Việt Nam. Ở Việt Nam, tội phạm trộm thông tin thẻ, nhất là thẻ tín dụng ngày càng gia tăng và mức độ phạm

tội ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây có thể thống kê một số trường hợp điển hình liên quan đến vấn đề thông tin thẻ bị mất cắp.

Trường hợp đầu tiên, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an đã phát hiện hai kẻ chuyên đánh cắp thông tin thẻ tín dụng bán cho tội phạm nước ngoài. Trong 2 năm 2005 và 2006, Nguyễn Ngọc Lâm (trú tại phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên)

đã thu lợi khoảng 72.000 USD từ việc trộm cắp thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, bán cho bọn tội phạm người Anh, thông qua một số diễn

đàn trên mạng Internet. Với mỗi thông tin thẻ tín dụng, Lâm thu trung bình khoảng 4 USD. Tính sơ sơ, Lâm đã đánh cắp và bán được thông tin của 18.000 tài khoản.

Tương tự, Nguyễn Ngọc Thành (ở đường 3/2, phường 14, quận 10, TP HCM) đã bán được thông tin của khoảng 76.000 thẻ tín dụng, giá trung bình 2,5 USD/tài khoản. Tổng số tiền Thành thu lợi bất chính khoảng 190.000 USD.

Vừa qua, ngày 17/5/2007, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM đã phát hiện tội phạm trộm thông tin thẻ tín dụng là Trần Quang Duy (21 tuổi, ngụ ở Bình Chánh). Lợi dụng phương thức bán vé máy bay điện tử và thanh toán điện tử bằng thẻ Visa Card hoặc Master Card của hãng hàng không Tiger Airways, Duy đã sử dụng tài khoản những thẻ tín dụng của các cá nhân ở nước ngoài đểđặt mua 6 vé máy bay khứ hồi cùng bạn bè đi du lịch Singapore. Sau đó, Duy lên kế hoạch

đặt mua vé máy bay của hãng Tiger Airways rồi bán lại cho các đại lý vé máy bay tại TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với giá thấp hơn giá của hãng để

thu lợi bất chính. Tính từ tháng 10–11/2006, Duy đã đặt mua 97 vé máy bay của hãng Tiger Airways trị giá hơn 10.207 USD.

Qua những ví dụ minh họa trên, cho thấy rủi ro về thông tin thẻ bị mất cắp sẽ gây thiệt hại hết sức to lớn cho cả chủ thẻ và ngân hàng. Do đó, vấn đề

an ninh thẻ, bảo mật thông tin thẻ phải được các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻđặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 54)