Sự trân trọng đối với ngƣời phụ nữ

Một phần của tài liệu HÁT QUAN LANG CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN -CAO BẰNG TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN (Trang 66 - 71)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3. Sự trân trọng đối với ngƣời phụ nữ

Hát Quan lang về thực chất không phải là hát đối đáp trong lĩnh vực yêu đƣơng, mà là ông Quan lang đã cao tuổi hát với Pả mẻ và các cô phù dâu. Nhƣng mở đầu tất cả các bài hát Quan lang thì ông Quan lang bao giờ cũng “kính thƣa” hay “Kính trình”. Ngày xƣa việc xã hội công nhận những cô gái trẻ có thể hát đối đáp một cách bình đẳng với một ông già nhƣ vậy thì có thể cho phép ta đoán định rằng: Cái quan niệm "trọng nam kinh nữ" chƣa xâm nhập đƣợc hoàn toàn vào mảnh đất ấy. Ngay bản thân việc ông Quan lang thay mặt nhà trai vƣợt qua biết bao "cửa ải " mới rƣớc đƣợc dâu về cũng đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

nói lên rằng: Ngƣời phụ nữ còn cao giá trị lắm. Ý nghĩa cốt yếu trong việc hát Quan lang là có lẽ nhà gái muốn nói với nhà trai rằng: Con gái chúng tôi quý nhƣ vàng nhƣ ngọc các anh không tự dƣng mà “rƣớc” đi đƣợc đâu.

Có ngƣời cho rằng, hát Quan lang đƣợc bắt nguồn từ chế độ mẫu quyền. Bởi qua tục hát Quan lang ta thấy, ngƣời phụ nữ còn đƣợc coi trọng và đề cao thật sự. Thêm một thí dụ về dấu ấn đậm đà của chế độ mẫu quyền trong tục cƣới xin sau khi “Pả mẻ” (những bà đã có tuổi đi đƣa dâu, những ngƣời đi đƣa dâu đều gọi là “Pả mẻ” tức là chị của mẹ) đã “nộp dâu” cho nhà trai thì “Pả mẻ” và một số cô gái phù dâu ra về. Còn lại hai cô hoặc ba cô ở lại với dâu tại nhà chồng. Những cô gái này gọi là “phù dâu ba hôm” vì họ ở nhà rể đến ngày thứ ba thì cùng với chàng rể lại trở lại nhà vợ, để chàng rể, làm nghĩa vụ theo tục “lại mặt ba hôm”. Sau đó thì rể trở về nhà và cô dâu thì ở lại nhà bố mẹ đẻ. Cô ta ở vậy đằng đẵng năm năm, mƣời năm, bao giờ có con thì mới thực sự về ở hẳn nhà chồng. Nhƣ vậy trong tục hôn nhân ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng xƣa không có cái gọi là “Tối tân hôn”, ngày nay ở một số xã vẫn còn gặp hiện tƣợng này .

Lời lẽ trong “thơ lẩu” trang nhã, lịch thiệp, hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ lại càng đẹp đẽ :

Rƣờn gần mì slao nàng bjoóc quý Nạy khỏi nhằng dú lẻ đang thân Bjoóc mì xuân gần mì slí

Bjoóc xuân đang rỉ phông hom Chỏi chỏi bặng đao bân slíp hả

Dịch:

Nhà ta có Slao á thanh tân Em tôi còn cô đơn độc mã Hoa kia đang chờ gió đón xuân Chói chói nhƣ vầng trăng sáng tỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

Hay : Nhà ngƣời có hoa thơm bông quý Hoa ngƣời lại đang xuân nở nhị Hoa ngƣời lại đang tuổi nở đều

Sáng chói đẹp nhƣ sao giữa tháng. [27]

Ngƣời Tày cổ quan niệm có một đấng trí tôn vô thƣợng, là Mẻ Bjoóc

(Mẹ Hoa). Mỗi cuộc đời trên thế gian đều phụ thuộc vào Mẹ Hoa định đoạt.

Mẻ bjoóc păn mà, mẻ hoa păn lại

(Mẹ hoa sinh ra, mẹ hoa đặt lại)

Giữa muôn hàng ngàn tía của sắc hoa rừng có một bông hoa thần tuyệt mỹ - đó là hoa Vặc viền chính là Hoa Ngƣời - tƣợng trƣng cho con ngƣời. Ngƣời Tày có câu châm ngôn: “Con trai con gái, hoa trái của bản”. Tuổi của hoa là đang độ trƣởng thành. Cũng nhƣ con ngƣời ở tuổi thanh xuân. Hoa là biểu tƣợng của lòng tin và bản lĩnh:

Hoa em bốn mùa không héo Hoa này lửa đốt không cháy Hoa này thả suối không trôi. [27] Hoa còn là biểu tƣợng của sự sinh sôi: Vƣờn hoa vàng sinh ra con trai Vƣờn hoa bạc sinh ra con gái. [27]

Tóm lại, hoa là tinh tuý, là đẹp đẽ nhất, là vui tƣơi, là sự sinh sôi nảy nở… Trong lời hát Quan lang hình tƣợng hoa đƣợc sử dụng với tất cả những ý nghĩa ấy.

Mùa hoa đƣơng oóc Mùa bjoóc đƣơng phông

Dịch:

Mùa nụ đƣơng ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

Đám cƣới ngƣời Tày thƣờng tổ chức vào mùa xuân - mùa hoa nở. Tuy nhiên “mùa hoa” ở đây còn chỉ con trai, con gái đang độ xuân sắc. Có nghĩa là đám cƣới đƣợc tổ chức vào thời điểm đẹp nhất, vui nhất. Cô dâu cũng đƣợc ví nhƣ hoa:

Nhà ngƣời có cô nàng hoa quý Hoa ngƣời đang gặp lúc nở thơm

Hoa ngƣời đang mùa xuân chúm chím… [27]

Khi đón dâu về nhà, ngƣời Tày có tục rửa mặt cho cô dâu khi bƣớc chân vào cửa, kèm theo lời hát:

- Nả rủng lủm bjoóc tào Nả khao lủm bjoóc mặn

Dịch: Mặt sáng nhƣ hoa đào

Mặt trắng nhƣ hoa mận. [27]

- Đón dâu về họ hàng chiêm ngƣỡng Nhƣ tháng giêng hoa rầm đua nở. [27]

Ngƣời phụ nữ ở đây không riêng gì cô dâu mà còn có ngƣời mẹ với công lao sinh thành, dƣỡng dục sự hi sinh hết sức cao cả :

Phải rằm khấƣ sloong thƣớc mì đo Pjá công mẻ vửa xƣa gòn gảp Pạng khấƣ sle hẩƣ lủc đỉ nòn Pạng rằm mẻ cắt đang là hốm

Dịch:

Vải can thiếp xin tỏ bày Có đủ hai thƣớc lễ này trả ơn Công mẹ dƣỡng dục sinh thành Bên khô con ngủ mẹ dành cho con Bên ƣớt để cho mẹ nằm

Nâng niu bế ẵm muôn phần đắng cay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

Công lao to lớn của bà mẹ đƣợc điển hình hoá ở tấm vải “Rằm - khấƣ”

(ƣớt - khô) nhắc đến những tháng đầu nuôi ngƣời con gái bé tý ấy, gặp những ngày u ám tã phơi không khô, bà mẹ đã xoay lại phần tã ƣớt (nƣớc tiểu) về lót nằm để thân nhiệt bà mẹ sấy cho khô, còn phần tã đã khô thì quấn cho con. Tấm vải dài “Rằm - khấƣ” đƣợc nhuộm hồng một nửa (tƣợng trƣng cho phần tã ƣớt) một nửa kia để trắng (tƣợng trƣng phần tã khô).

Sau cuộc hôn lễ, trong cuộc sống của cha mẹ họ hàng nhà gái sẽ thiếu vắng một ngƣời con yêu quý. Nhƣng điều đó sẽ không làm cho họ buồn, vì họ đã đƣợc đáp lại bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, bằng sự tôn kính chân thành của chàng rể và họ hàng nhà trai.

Thời gian cuộc hôn lễ bên nhà gái có thể trải qua một đêm và một buổi sáng, giờ xuất giá đã đến. Nhƣng họ hàng nhà gái thì luyến tiếc con gái đẹp của họ. Còn cô gái sắp trở thành cô dâu thì bịn rịn, không muốn rời cha mẹ, anh em và bạn bè. Có thể cô trùm khăn kín mặt, nằm khóc sƣớt mƣớt, khi bạn bè, ngƣời đƣa dâu gỡ chăn, vực cô dậy, mặc lại quần áo mới, chải tóc, đội khăn mới đi về nhà chồng, thì cô quằn quại, bám víu cột nhà, hoặc cánh cửa... làm thế nào để cô dâu xuống thang về nhà chồng đúng giờ đã chọn? Đó là vấn đề nan giải. Quan lang lại phải ngâm bài thơ cuối cùng “Xo lùa lồng lảng” (xin cô dâu xuống nhà). Bài thơ có tính chất “Tổng kết” cuộc hôn lễ bên nhà gái, và khẳng định: đến đây, mọi nghi thức đã đầy đủ, hợp lệ, hai họ đã hoàn toàn thoả thuận cô dâu phải về nhà chồng “kế thế tông đƣờng” đó là một việc hợp với qui định của xã hội. Lời của bài thơ rất tha thiết, mang tính chất an ủi, động viên, thúc giục cô dâu. Cô dâu lúc này trở thành một nhân vật cô vùng quan trọng và có danh giá:

Vằn nẩy vằn hỷ hả vjòi đây

Giờ nguyệt tiên cát thời thâng giá Thuổn mọi gần vui vẻ dồm khua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

Giờ nẩy khỏi xo au lùa lồng lảng Au mừa Sle họ háng khỏi dồm Au mừa Sle kế thế phụng thờ

Dịch:

Thời điểm giờ nguyệt tiên đã tới Cả nhà đang mong đợi dâu hiền Giờ lành xin gia đình xuất giá Để họ hàng đông đủ đón dâu Đón dâu về kế thế phụng thờ. [27]

Xuống thang đi về nhà chồng là điều hiển nhiên, cô dâu không thể từ chối nấn ná đƣợc. Tuy đó là điều tất yếu, nhƣng cô dâu vẫn đƣợc chiều chuộng, không có lời cƣỡng bức quá đáng. Đó là sự quý trọng con ngƣời. Con ngƣời đó là cô dâu và cô dâu đó sẽ làm rạng rỡ cả gia đình, họ hàng nhà trai.

Nhƣ vậy, trong tục hát Quan lang ta thấy địa vị của ngƣời phụ nữ đƣợc đề cao thực sự, chứ không phải là vì xã giao lịch sự hay vì “nịnh” gái.

Một phần của tài liệu HÁT QUAN LANG CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN -CAO BẰNG TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)